Video giảng Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 4 Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Video giảng Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 4 Thất nghiệp trong kinh tế thị trường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 4. THẤT NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được khái niệm thất nghiệp.
  • Liệt kê được các loại hình thất nghiệp.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
  • Mô tả được hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội.
  • Nêu được vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài giảng, cô có nhiệm vụ sau cho các em:

Hãy chia sẻ một số trường hợp người lao động không có việc làm, không có thu nhập mà em biết và cho biết nguyên nhân của tình trạng này?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM THẤT NGHIỆP VÀ CÁC LOẠI HÌNH THẤT NGHIỆP

Ai có thể nêu khái niệm thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp? Hãy giơ tay để chia sẻ cho mọi người nghe nào!

Video trình bày nội dung: 

- Khái niệm thất nghiệp:

Là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

- Các loại hình thất nghiệp:

+ Căn cứ vào tính chất của thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện.

+ Căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.

NỘI DUNG II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤT NGHIỆP

Các em hãy cùng thảo luận, trình bày và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

Video trình bày nội dung: 

- Do sự vận động của nền kinh tế:

+ Nền kinh tế trì trệ, suy thoái; sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động.

+ Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới.

- Do bản thân người lao động:

+ Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn – nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường.

+ Muốn có việc làm mới với mức lương cao hơn.

NỘI DUNG III. HẬU QUẢ CỦA THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

Theo em, thất nghiệp đem đến hậu quả gì cho nền kinh tế và xã hội?

Video trình bày nội dung: 

- Đối với nền kinh tế:

+ Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất, gây lãng phí nguồn lực sản xuất.

+ Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế; ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.

- Đối với xã hội:

+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng.

+ Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội.

NỘI DUNG IV. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT VÀ KIỀM CHẾ THẤT NGHIỆP

Theo em, Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Video trình bày nội dung: 

- Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách như:

+ Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm;

+ Chính sách an sinh xã hội;

+ Chính sách giải quyết việc làm.

……………………..

Nội dung video BÀI 4 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác