Video giảng Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 11 Bình đẳng giới
Video giảng Kinh tế pháp luật 11 Chân trời bài 11 Bình đẳng giới. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 11. BÌNH ĐẲNG GIỚI
Chào các em, hy vọng hôm nay chúng ta sẽ có một buổi học thật thú vị!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội..
- Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.
- Đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
- Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Để bắt đầu bài học hôm nay, cô có một câu hỏi nhỏ dành cho các em:
Em có thể chia sẻ cho cô và các bạn cùng nghe những điều em đã biết về bình đẳng giới không? Em hãy nêu ví dụ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội
Để bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu về nội dung đầu tiên, đó là những quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội. Bây giờ, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau đây nhé!
- Em có thể nêu cho cô một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới, bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội được quy định ở Hiến pháp 2013 được không?
Video trình bày nội dung:
a. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới
- Các quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội:
+ Hiến pháp năm 2013 quy định bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội; Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.
+ Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội.
b. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.
c. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.
d. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
- Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.
e. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
- Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.
g. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội
- Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
Nội dung 2. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội
Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang nội dung 2, nơi chúng ta sẽ thấy rõ hơn về ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.
Vậy, theo các em thì bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và xã hội?
Video trình bày nội dung:
- Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới xã hội công bằng – dân chủ – văn minh.
Nội dung 3. Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới
Sau khi đã nắm rõ nội dung 1 và 2, bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá nội dung 3 để hiểu rõ hơn về những hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, cô có một câu hỏi dành cho các em:
Em có biết hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới sẽ bị xử lý như thế nào không?
Video trình bày nội dung:
- Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.
Nội dung 4. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới
Để áp dụng kiến thức vào thực tế, cô muốn hỏi các em: Công dân cần thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Công dân cần tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng quy định về bình đẳng giới, không thực hiện hành vi bị cấm trong bình đẳng giới.
- Có ý thức tự giác thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định pháp luật về bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
……………………..
Nội dung video Bài 11: Bình đẳng giới còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.