Video giảng Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Video giảng Kinh tế pháp luật 10 kết nối bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7: SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nêu được vai trò của sản xuất kinh doanh.
- Nhận biết được một số mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của nó.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau:
- Kể tên một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nơi em sinh sống.
- Cho biết các hoạt động đó có đóng góp gì cho xã hội?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu vai trò của sản xuất kinh doanh
Các em háy thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Sản xuất kinh doanh có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Video trình bày nội dung:
Kinh doanh là quá trình từ đầu tư, sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường.
Mục tiêu: Thu được lợi nhuận.
Ví dụ: Toyota, Honda, Hyundai Thành Công, VinFast.
Kinh doanh đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của cộng đồng.
Nội dung 2. Tìm hiểu một số mô hình sản xuất kinh doanh
Em hãy kể tên một số mô hình sản xuất kinh doanh. Nêu đặc điểm của từng loại mô hình sản xuất kinh doanh đó.
Video trình bày nội dung:
a) Mô hình hộ sản xuất kinh doanh
Cá nhân hoặc nhóm người tự tổ chức sản xuất với quy mô nhỏ.
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, khó tăng quy mô và đầu tư.
b) Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh
Tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Có hình thức sở hữu tập thể và tư cách pháp nhân.
c) Mô hình doanh nghiệp
Có tính kinh doanh, hợp pháp, và tổ chức.
Doanh nghiệp tư nhân:
Chủ sở hữu duy nhất là cá nhân chủ doanh nghiệp.
Quyền tăng/giảm vốn đầu tư, không tách bạch tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp đại diện và chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh có quyền ngang nhau trong quản lý và chịu trách nhiệm liên đới.
Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỉ lệ quy định.
Tạo sự tin cậy, quản lý đơn giản, không phức tạp.
Công ty TNHH một thành viên:
Vốn điều lệ là giá trị tài sản cam kết góp.
Ít rủi ro hơn doanh nghiệp tư nhân, quản lý đơn giản.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Có tư cách pháp nhân, không phát hành cổ phần.
Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Quản lý không phức tạp.
Công ty cổ phần:
Cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp.
Có tư cách pháp nhân, có quyền phát hành chứng khoán.
Mức độ rủi ro thấp, khả năng huy động vốn cao.
Doanh nghiệp Nhà nước:
Do Nhà nước nắm giữ vốn trên 50%.
Gồm doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% và do Nhà nước nắm trên 50% vốn.
Các loại công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
………..
Nội dung video bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.