Video giảng kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 24 : Nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

Video giảng kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 24 : Nội dung cơ bản của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam năm 2013 về bộ máy nhà nước. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 24: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Xin chào tất cả các em, chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu bài học chưa?

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước.
  • Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với quy định pháp luật.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em hãy liệt kê một số cơ quan nhà nước địa phương nơi bản thân sinh sống và chia sẻ hiểu biết của em về cơ quan đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước

Để bắt đầu, chúng ta hãy tìm hiểu về nội dung đầu tiên, đó là cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Bây giờ, hãy cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau đây:

Em hãy vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Video trình bày nội dung:

BÀI 24: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013 VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

Nội dung 2. Tìm hiểu cơ quan trong bộ máy nhà nước

Tiếp tục hành trình khám phá của chúng ta, hãy cùng đi vào nội dung 2 để tìm hiểu thêm về cơ quan trong bộ máy nhà nước. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, cô/thầy có câu hỏi dành cho các em:

  • Em hãy chỉ ra vị trí của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước. Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
  • Cho biết vị trí của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong bộ máy nhà nước, Nêu các nhiệm vụ của Chính phủ và UBND các cấp.
  • Em hãy nêu chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân nước CHXHCN Việt Nam.
  • Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam?
  • Em hãy nêu chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Video trình bày nội dung:

* Quốc hội:

- Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và quyền lực nhà nước cao nhất.

- Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

* Hội đồng Nhân dân các cấp:

- Cơ quan quyền lực nhà nước đại diện cho nguyên vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

- Chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Nguyên tắc hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

- Hệ thống chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên.

* Cơ quan hành chính Nhà nước:

- Chính phủ: Cao nhất trong hành chính, thực hiện quyền hành pháp.

- Uỷ ban Nhân dân các cấp: Cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.

* Cơ quan tư pháp:

- Toà án Nhân dân: Cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

- Viện Kiểm sát Nhân dân: Thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

* Chủ tịch nước: Người đứng đầu Nhà nước, đại diện nước ở nội và ngoại.

* Hội đồng bầu cử Quốc gia: Cơ quan tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.

* Kiểm toán Nhà nước: Cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

…………………..

Nội dung video bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác