Video giảng Địa lí 12 cánh diều Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp

Video giảng Địa lí 12 cánh diều Bài 13: Vấn đề phát triển công nghiệp. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 13: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành
  • Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
  • Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
  • Ngành công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên.
  • Tìm hiểu các ngành công nghiệp sản xuất điện, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt may, giày dép.

KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”,

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. 

Video trình bày nội dung:

- Cơ cấu công nghiệp theo ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng ngành công nghiệp khai khoáng.

- Cơ cấu trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng đa dạng hóa. 

2. Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta.

Video trình bày nội dung:

Kinh tế Nhà nước quản lí các ngành công nghiệp quan trọng gắn với tài nguyên và an ninh quốc phòng. 

- Kinh tế ngoài Nhà nước phát triển ngành công nghiệp có tiềm năng như dệt may, chế biến thực phẩm…

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoiaf chú trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao.

3. Tìm hiểu chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. 

Video trình bày nội dung:

- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp  theo lãnh thổ có sự chuyển dịch phù hợp với chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành và chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.

- Phân bố công nghiệp theo không gian có sự chuyển dịch:

+ Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. 

+ Phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. 

+ Hình thành và phát triển các cụm liên kết công nghiệp.

4. Tìm hiểu ngành công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên.

Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp khai thác than, dầu thô và khí tự nhiên.

Video trình bày nội dung:

a. Công nghiệp khai thác than

- Nước ta có trữ lượng than với nhiều loại như than đá, than bùn….

+ Than đá: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sơn La…

+ Than nâu: Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình, Hưng Yên…

+ Than bùn: Đồng bằng sông Cửu Long. 

- Công nghiệp khai thác xuất hiện từ khá sớm. 

- Than được khai thác nhằm cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim..

b. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên 

- Dầu mỏ, khí tự nhiên phân bố tại các bể trầm tích chứa dầu ở vùng thềm lục địa. 

- Hai vể trầm tích có trữ lượng lớn là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. 

- Dầu mỏ có sản lượng khai thác là 9,1 triệu tấn (2021). 

- Dầu thô phục vụ xuất khẩu và ngành hóa, lọc dầu. 

- Một số mỏ dầu đang được khai thác là Bạch Hồ, Rồng, Rạng Đông…

5. Tìm hiểu các ngành công nghiệp sản xuất điện, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, dệt may, giày dép. 

+ Nhóm 1: Tìm hiểu công nghiệp sản xuất điện

+ Nhóm 2: Tìm hiểu công nghiệp sản phẩm điện tử, máy vi tính.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

+ Nhóm 5: Tìm hiểu công nghiệp dệt, may. 

Video trình bày nội dung:

HS tự hoàn thành phiếu học tập

Nội dung video Bài 13: “Vấn đề phát triển công nghiệp” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác