Video giảng công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 14: Bản vẽ cơ khí

Video giảng công nghệ thiết kế 10 kết nối bài 14: Bản vẽ cơ khí. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Đọc được bản vẽ cơ khí 

- Lập được bản vẽ cơ khí  đơn giản

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:

Em hãy cho biết bản vẽ dưới đây cho biết những thông tin gì?

BÀI 14: BẢN VẼ CƠ KHÍ

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Em hãy trình bày nội dung của bản vẽ chi tiết.
  • Để đọc bản vẽ chi tiết, em cần đọc theo trình tự nào?
  • Em hãy nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.

Video trình bày nội dung:

1. NỘI DUNG CỦA BẢN VẼ CHI TIẾT

- Bản vẽ chi tiết bao gồm các hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật và khung tên. 

+ Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng của chi tiết máy. 

+ Các kích thước thể hiện độ lớn. các bộ phận của chi tiết máy. 

+ Các yêu cầu kĩ thuật bao gồm các kí hiệu về độ nhám bề mặt, dung sai, các chỉ dẫn về gia công, xử lý bề mặt. 

+ Khung tên gồm các nội dung quản lý bản về, quản lý sản phẩm.

 

2. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT

- Đọc được một bản vẽ chi tiết là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ chi tiết đó, bao gồm 

+ Hiểu rõ được tên gọi, công dụng, hình dáng, cấu tạo, kích thước và vật liệu của chi tiết. 

+ Hiểu rõ các yêu cầu kĩ thuật.

 

3. LẬP BẢN VẼ CHI TIẾT

- Để lập bản vẽ chi tiết, thưởng tiến hành theo các bước như sau, lấy ví dụ lập bản vẽ chi tiết vòng đai.

+ Bước 1. Tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Để thực hiện được bước này, trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan.

+ Bước 2. Chọn phương án biểu diễn. Phương án biểu diễn phải thể hiện đầy đủ và rõ ràng hình dạng, cấu tạo bên ngoài và bên trong chi tiết.

+ Bước 3. Về các hình biểu diễn. Thực hiện lần lượt như sau:

  • Bố trí các hình biểu diễn bằng ăn bằng cách vẽ bằng nét mảnh các đường bao hình biểu diễn
  • Lần lượt về hình dạng bên ngoài, bộ phận bên trong, vẽ hình cắt, mặt cắt,... 
  • Tẩy các đường trung gian và hoàn thiện các hình biểu diễn theo tiêu chuẩn 

+ Bước 4. Ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật và nội dung khung tên.

Nội dung 2. Tìm hiểu bản vẽ lắp

Em hãy trình bày khái quát nội dung của bản vẽ lắp. Em hãy tóm tắt trình tự bản vẽ lắp.

Video trình bày nội dung:

- Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng làm tài liệu lắp đặt, điều chỉnh, vận hành và kiểm tra sản phẩm. 

1. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP

- Nội dung của bản vẽ lắp gồm các hình biểu diễn, kích thước, bảng kê và khung tên. 

+ Các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và vị trí của chi tiết trong sản phẩm. 

+ Kích thước trên bản về lập gồm kịch trước chung và kích thước lắp giữa các chi tiết. 

+ Bảng kê bao gồm thông tin tên các chi tiết, số lượng và vật liệu chế tạo. 

+ Khung tên gồm các nội dung quản lý bản vẽ, quản lý sản phẩm.

 

2. ĐỌC BẢN VẼ LẮP

- Đọc được bản vẽ lắp là hiểu được đầy đủ và chính xác các nội dung của bản vẽ lắp đó, bao gồm:

+ Hiểu rõ được hình dáng, cấu tạo của từng chi tiết và chức năng của nó trong sản phẩm.

+ Hiểu rõ mối ghép của các chi tiết với nhau. 

+ Nắm được nguyên lí làm việc, công dụng và trình tự tháo lắp của sản phẩm, các nội dung quản lý bản vẽ.

………..

Nội dung video bài 14: Bản vẽ cơ khí còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác