Video giảng Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc

Video giảng Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

+ Trình bày được khái niệm hình chiếu vuông góc.

+ Trình bày được khái niệm phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Sử dụng hình vẽ có thể mô tả được vật thể một cách đầy đủ, ngắn gọn, rõ ràng. Khó khăn của cách biểu diễn bằng hình vẽ chính là việc vẽ ra các hình biểu diễn đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. Các phương pháp biểu diễn hình chiếu vuông góc

Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:

  • Thế nào là phương pháp hình chiếu vuông góc?
  • Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phương pháp chiếu nào?
  • Em hãy nêu phương pháp góc chiếu thứ nhất.
  • Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc là gì?

Video trình bày nội dung:

- Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ). Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hinh chiếu. 

- Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:

+ Phương pháp góc chiếu thứ nhất. 

+ Phương pháp góc chiếu thứ ba.

- Phương pháp góc chiếu thứ nhất:

+ Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

+ Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu. Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh ( MPHCC) sang phải một góc 90° để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.

- Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc:

+ Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể. 

+ Đường bao khuất, cạnh khuất về bằng nét đứt mãnh.

+ Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, về đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh.

Nội dung 2. Vẽ hình chiếu vuông góc

Em hãy nêu các bước vẽ hình chiếu vuông góc.

Video trình bày nội dung:

Bước 1: Phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản

Bước 2: Chọn hướng chiếu chính, xác định tỉ lệ.

+ Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể.

+Bước 4: Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.

+ Bước 5: Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.

+ Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ.

………..

Nội dung video bài 9: Hình chiếu vuông góc còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác