Video giảng Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Video giảng Công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 8: BẢN VẼ KĨ THUẬT VÀ CÁC TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
+ Trình bày được khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật.
+ Mô tả được các tiêu chuẩn cơ bản về trình bày bản vẽ kĩ thuật.
+ Đọc được một số hình vẽ, kí hiệu, quy định dùng trong bản vẽ kĩ thuật.
+ Sử dụng được các kí hiệu, quy định về tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật để vẽ một bản vẽ kĩ thuật đơn giản.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời một số câu hỏi sau: Quan sát hình 8.1 và cho biết, người công nhân dựa vào đâu để có thể gia công chi tiết máy đúng như ý tưởng của người thiết kế?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật
Theo em, thế nào là bản vẽ kĩ thuật? Bản vẽ kĩ thuật được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào trong đời sống?
Video trình bày nội dung:
- Bản vẽ kĩ thuật là bản vẽ trình bày các thông tin về hình dạng, kích thước, đặc điểm của vật thể dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo một quy tắc thống nhất.
- Bản vẽ kĩ thuật được dùng nhiều ở lĩnh vực kĩ thuật như: cơ khí, xây dựng, kiến trúc,...
- Vai trò:
+ Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật là căn cứ để gia công, chế tạo, lắp ráp, thi công và kiểm tra sản phẩm.
+ Trong đời sống, mỗi thiết bị thường đi kèm theo sơ đồ, hình vẽ, hướng dẫn sử dụng, lắp ghép hoặc sửa chữa sao cho an toàn, hiệu quả.
+ Bản vẽ kĩ thuật là phương tiện thông tin dùng trong kĩ thuật và được coi là "ngôn ngữ" kĩ thuật.
Nội dung 2. Các tiêu chuẩn cơ bản trình bày bản vẽ kĩ thuật
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Có bao nhiêu tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?
- Em hãy nêu đặc điểm của các tiêu chuẩn về bản vẽ kĩ thuật?
Video trình bày nội dung:
1. KHỔ GIẤY
- Bản vẽ được vẽ trên các khổ giấy từ A0 đến A4 quy định theo TCVN 7285:2003 và phải được kẻ khung bản vẽ và khung tên (hình 8.3a). Đối với khổ giấy A4, khung tên được theo cạnh ngắn.
2. NÉT VẼ
- TCVN 8-24:2002 quy định một số nét vẽ thường dùng trong bản vẽ kĩ thuật và được trình bày ở bảng 8.1: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét đứt mảnh, nét gạch dài - chấm - mảnh; nét gạch – dài - chấm - đậm
- Chiều rộng nét vẽ d (được tính bằng milimét) phụ thuộc vào loại nét về và kích thước của bản vẽ. Chiều rộng d được chọn trong dãy sau: 0,18; 0,25; 0,35; 0,5 0,7; 1; 1,4, 2 mm.
- Bản vẽ quy định sử dụng nét đậm và nét mảnh với tỉ lệ 2:1. Bản vẽ trên khổ giấy A4 thường sử dụng chiều rộng nét đậm d 0,5 mm, chiều rộng nét mảnh d 0,25 mm.
3. TỈ LỆ
- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể. TCVN 7286:2003 quy định tỉ lệ dùng trên các bản vẽ kĩ thuật như sau:
+ Tỉ lệ phóng to 2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1,...
+ Tỉ lệ nguyên hình 1:1
+ Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:51:10; 1:20; 1:50....
4. CHỮ VIẾT
- Chữ viết và số trên bản vẽ phải rõ ràng, thống nhất để người đọc tránh nhầm lẫn, TCVN 7284-0:2003 quy định chữ viết và số trong bản vẽ kĩ thuật
- Khổ chữ danh nghĩa (h) là chiều cao của chữ hoa và được tính bằng milimét. Dãy các khổ chữ danh nghĩa được quy định như sau: 1,8; 2,5; 3,5: 5; 7; 10; 14 và 20 mm. Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng h/10. Bản vẽ khổ giấy A4 thường sử dụng khổ chữ 2,5 và 5 cho chữ thường hoặc 3,5 và 7 cho chữ hoa.
5. GHI KÍCH THƯỚC
- TCVN 7583-1:2006 quy định quy tắc ghi kích thước trên các bản về kĩ thuật.
- Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ và được ghi trên hình chiếu nào thể hiện rõ nhất cấu tạo của phần tử được ghi.
- Số lượng kích thước phải đủ để chế tạo và kiểm tra vật thể.
- Các thành phần của kích thước gồm: đường giống, đường kích thước và chữ số kích thước.
- Đơn vị đo kích thước dài là milimét và không cần ghi đơn vị trên bản về.
- Đơn vị đo kích thước gốc là độ, phút, giây (ví dụ: 30°10’20") và được ghi trên bản về.
- Hướng của chữ số kích thước được ghi như hình 8,5b và hình 8.5.
………..
Nội dung video bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.