Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối bài 5 Nhân giống vật nuôi

Video giảng Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 5 Nhân giống vật nuôi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI

Xin chào các em, cô là người sẽ đồng hành cùng các em trong buổi học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi.  

- Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi bước vào bài học, các em hãy đọc và trả lời giúp cô câu hỏi sau: Giống thuần chủng (giống thuần) là gì?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay: Bài 5 – Nhân giống vật nuôi.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu về nhân giống thuần chủng

Nội dung 1.

Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng?

- Nêu những đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng? 

Video trình bày nội dung:

a. Khái niệm giống thuần chủng

- Giống thuần chủng (giống thuần): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước.

- Nhân giống thuần chủng: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống thuần chủng để thiết lập và duy trì các tính trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo. 

b. Mục đích của nhân giống thuần chủng

- Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.

- Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội. 

- Phát triển số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành. 

- Một số đối tượng vật nuôi áp dụng được phương pháp nhân giống thuần chủng: lợn ỉ, lợn cỏ, gà Hồ, gà Tre,..

2. Tìm hiểu về lai giống

Nội dung 2.

Lai giống là gì?

Mục đích của lai giống là gì?

Video trình bày nội dung:

a. Khái niệm lai giống

- Lai giống: cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau. 

- Mục đích của lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con.

- Đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai (hình 5.3): bố mẹ khác giống, đời con sinh ra không còn là những cá thể thuộc giống thuần mà là con lai mang các đặc tính di truyền được kết hợp từ cả hai giống bố và mẹ.

b. Một số phương pháp lai

* Phương pháp lai kinh tế

- Khái niệm: là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. 

- Mục đích: thu các sản phẩm thịt, trứng, sữa,.., không để làm giống.

- Bao gồm:

+ Lai kinh tế: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F, đều dùng để nuôi thương phẩm, không dùng làm giống.

+ Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.

* Phương pháp lai cải tạo

- Khái niệm: là phương pháp dùng một giống để cải tạo một cách cơ bản một giống khác khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất.

- Mục đích: cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp; giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.

* Phương pháp lai xa

Là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai.

...........

Nội dung video Bài 5 – Nhân giống vật nuôi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác