Video giảng Công dân 8 chân trời Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Video giảng Công dân 8 chân trời Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Môi trường là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐỌC CÁC THÔNG TIN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là?
Sản phẩm dự kiến:
- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Để cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
II. ĐỌC CÁC THÔNG TIN, TRƯỜNG HỢP VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU:
Hoạt động 2.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là?
Sản phẩm dự kiến:
- Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
+ Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
+ Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
+ Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.
+ Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
III. ĐỌC CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
Hoạt động 3.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là?
Sản phẩm dự kiến:
- Một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Nâng cao ý thức mọi người chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
+ Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
IV. QUAN SÁT HÌNH ẢNH VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
Hoạt động 4.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là?
Sản phẩm dự kiến:
- Trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Không xả rác bừa bãi.
+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa.
+ Tiết kiệm điện, nước.
+ Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Bảo vệ môi trường phải gắn kết với những gì?
Câu 2: Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với gì?
Câu 3: Bảo vệ môi trường phải được tiến hành như thế nào?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Có ý kiến cho rằng cá nhân không cần bồi thường thiệt hại khi gây ra gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường vì những ảnh hưởng từ cá nhân là rất nhỏ, không có tác động lớn đến môi trường, em suy nghĩ gì về ý kiến này?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng chỉ có các cơ quan, tổ chức mới có trách nhiệm bảo vệ môi trường còn các cá nhân thì không cần vì họ không có sức ảnh hưởng đủ lớn để gây tác động đến sự biến đổi của môi trường, em suy nghĩ gì về ý kiến này?