Video giảng Công dân 7 kết nối bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng

Video giảng Công dân 7 kết nối bài 6 ứng phó với tâm lí căng thẳng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 6: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được các tình huống gây căng thẳng.

  • Kể được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

  • Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

  • Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em hãy chia sẽ về một lần em bị căng thẳng. Khi đó em đã làm gì?

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Các em hãy quan sát tranh 1-4 SGK tr.31, 32 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong mỗi bức tranh trên.

Video trình bày nội dung:

Những tình huống gây căng thẳng cho các bạn trong các bức tranh:

+ Tranh 1: Bạn bị nói xấu, tẩy chay nên cảm thấy buôn phiên, lo lắng.

+ Tranh 2: Bạn bị mệt mỏi đo quá nhiêu bài tập, kiến thức cần ôn tập.

+ Tranh 3: Bạn bị điểm kém và lo lắng, căng thẳng vì sợ bố mắng.

+ Tranh 4: Bạn cảm thấy sợ hãi khi bố mẹ cãi nhau.

- Tình huống khác gây tâm lí căng thẳng cho học sinh:

+ Thay đổi chỗ ở, tài chính gia đình, kì vọng của gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè như bị tẩy chay, bị bắt nạt,...

+ Các tình huống đến từ bên trong như sự thay đổi cơ thể, sức khoẻ có vấn đề, tâm li tự ti, suy nghĩ tiêu cực, nhận thức chưa đúng về bản thân...

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng:

- Biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh:

+ Tranh 1: đau đầu.

+ Tranh 2: đổ mồ hôi tay.

+ Tranh 3: khóc, buồn bã.

+ Tranh 4: đau bụng.

+ Tranh 5: tức giận, la hét.

+ Tranh 6: không muốn ăn, uống.

+ Tranh 7: thu mình, tự cô lập bản thân.

- Các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thăng: (đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

Các em hãy đọc tình huống trong SGK tr.33, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên.

Video trình bày nội dung:

Nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp SGK đưa ra: (Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

Những nguyên nhân khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh.

Nguyên nhân từ bên ngoài: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng của gia đình,...

Nguyên nhân từ bản thân HS như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ, ngoại hình cơ thể, so sánh bản thân với người khác,...

Những ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng đến cuộc sống và việc học tập của HS:

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển cơ thể của HS.

+ Một số ảnh hưởng thường thấy như: kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực...

Nội dung 3: Tìm hiểu cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng

Các em hãy đọc tình huống trong SGK tr.34, 35, thảo luận và trả lời câu hỏi: Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng như thế nào? Kết quả ra sao?

Video trình bày nội dung:

Cách ứng phó của các bạn trong từng tình huống căng thẳng của các bạn Hải, Mai, Tuấn, Hà và tác dụng của cách ứng phó đó: (Đính kèm bảng phía dưới hoạt động).

Cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng.

Nghe nhạc thư giãn, tiếp xúc với thiên nhiên.

Tham gia các hoạt động cộng đồng, trò chuyện, chia sẻ với bạn bè, anh chị em, người thân.

Tìm kiếm và phát triển sở thích như: đọc sách, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, tập thể thao...

………..

Nội dung video Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác