Video giảng Công dân 7 cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường

Video giảng Công dân 7 Cánh diều bài 9 Ứng phó với bạo lực học đường. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 9: ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

  • Biết cách ứng phó trước, trong và sau khi bạo lực học đường.

  • Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

  • Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường: sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau: 

Em hãy kể 3 cách để ứng phó với bạo lực học đường.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường

Em hãy đọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 46 và trả lời câu hỏi, a, b trong SGK trang 46.

- Việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường có ý nghĩa, vai trò như thế nào với chúng ta khi ứng phó với bạo lực học đường?

Video trình bày nội dung:

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm; trách nhiệm thầy cô và gia đình trong việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho HS. Nếu dùng các hình thức ứng phó với bạo lực học đường không đúng như trả thù sẽ chịu các hình phạt theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật. 

- HS có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. HS có nghĩa vụ: không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và HS khác; không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

Nội dung 2: Tìm hiểu cách phòng ngừa và ứng phó với bạo lực học đường

Em hãy đọc thông tin SGK trang 46, 47 và thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Quan sát các chỉ dẫn dưới đây, thảo luận với các bạn, xác định và giải thích ý nghĩa những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường. 

+ Đóng vai chuyên gia tư vấn tâm lí để đưa ra lời khuyên về cách phòng chống bạo lực học đường cho các bạn HS.

Video trình bày nội dung:

- Những việc cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường: Kết bạn với bạn tốt, hoà nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn; tránh xa bạn xấu, phim ảnh, game bạo lực và các tệ nạn xã hội; kiềm chế cảm xúc; khéo léo trong giải quyết hiểu lầm, xích mích,...

- Kịch ngắn thể hiện buổi tư vấn của chuyên gia tâm lí về cách phòng, chống bạo lực học đường cho các bạn HS.

………..

Nội dung video Bài 9: Ứng phó với bạo lực học đường còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác