Video giảng Công dân 7 cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Video giảng Công dân 7 Cánh diều bài 7 Ứng phó với tâm lí căng thẳng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.
Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.
Nêu được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
Em hãy kể tên 3 việc em thường làm để ứng phó khi bị căng thẳng.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu các tình huống gây căng thẳng và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
Em hãy đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Theo em, nguyên nhân gây căng thẳng cho các bạn trong các hình ảnh trên là gì?
+ Em hãy nhận xét về cách ứng phó với căng thẳng của các bạn trong các hình ảnh trên.
+ Em có lời khuyên gì cho các bạn để thoát khỏi căng thẳng trong những tình huống trên?
Video trình bày nội dung:
a) Tình huống gây căng thẳng:
- Hình ảnh 1: Tình huống gây căng thẳng: Lo lắng khi sắp thi, không thể tập trung ôn thi do bị làm phiền. Biểu hiện: Cảm thấy cáu kỉnh, giảm tập trung, lo lắng.
- Hình ảnh 2: Tình huống gây căng thẳng: Bị điểm thấp trong khi bản thân và bố mẹ lại rất kì vọng, lo sợ bị bố mẹ mắng. Biểu hiện: Thất chán nản, lo âu vọng, và sợ hãi.
- Hình ảnh 4: Tình huống gây căng thẳng: Bị bạn bè cô lập, tẩy chay. Biểu hiện: Chán nản, lo âu, thất vọng.
Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng
- Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, chán ăn...
- Tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ đễnh, lú lẫn, không muốn chia sẻ, chán nản, uể oải...
- Cảm xúc: lo âu – căng thẳng, trầm cảm – tức giận, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên nhẫn, nóng tính...
- Hành vi: khóc, la hét, đổ lỗi, cáu kỉnh, gây gổ, đập phá, ném đồ đạc, hút thuốc lá, có ý định tự làm tổn thương bản thân, ăn uống nhiều hoặc bỏ ăn...
Nội dung 2: Tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng tâm lí.
Em hãy đọc tình huống trong SGK trang 35, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
- Theo em, nguyên nhân nào gây ra căng thẳng của bạn T.
- Em hãy cho biết, sự căng thẳng của T đã ảnh hưởng như thế nào tới bản thân và những người xung quanh?
Video trình bày nội dung:
a) Nguyên nhân gây căng thẳng tâm lí của T là sự kiện T bị chấn thương, dẫn đến các hệ quả như: T phải nghỉ học và nghỉ thi đấu, T bị các bạn trách móc, đổ lỗi, bản thân T cũng đã quá kì vọng vào bản thân khi đặt mục tiêu trong giải đấu bóng rổ.
b) Ảnh hưởng của những biểu hiện căng thăng tâm lí của T đã dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân T, làm T trở thành người cáu kỉnh, nóng giận, khiến em sợ hãi, gây hỏng hóc đồ vật trong nhà, khiến bố mẹ lo lắng.
Nội dung 3: Cách ứng phó với căng thẳng
Em hãy đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, các bạn học sinh trong các hình ảnh đã làm gì để ứng phó với căng thẳng?
+ Em hãy nêu thêm một số cách ứng phó với căng thẳng.
+ Hãy nêu thêm một số cách ứng phó với tâm lí căng thẳng khác mà các em biết.
Video trình bày nội dung:
Cách ứng phó với căng thẳng
- Cách ứng phó với căng thẳng tâm lí của các học sinh trong tranh:
+ Hình 1: Chia sẻ, tâm sự với bạn bè.
+ Hình 2: Chơi thể thao.
+ Hình 3: Viết nhật kí.
+ Hình 4: Tìm cách giải quyết mẫu thuẫn, hiều nhầm.
- Một số cách ứng phó với căng thẳng tâm lí khác: nghe nhạc, làm việc yêu thích, suy nghĩ tích cực, lập kế hoạch, ăn uống sinh hoạt điều độ, tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lí...
………..
Nội dung video Bài còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.