Slide bài giảng Tin học 9 Chân trời bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

Slide điện tử bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI, XÃ HỘI

KHỞI ĐỘNG

Hãy trao đổi với bạn để nêu những lợi ích và những vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thiết bị số, Internet đối với đời sống con người và xã hội.

Trả lời rút gọn:

- Một số lợi ích:

+ Giúp mọi người có thể liên lạc với nhau mà không cần gặp mặt.

+ Giúp con người hoàn thành công việc dễ dàng hơn.

- Một số tác hại:

+ Một số người bị quá lệ thuộc vào công nghệ số.

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

….

KHÁM PHÁ

1. Mặt trái của công nghệ số

Làm

Trao đổi với bạn để chỉ ra những tác động tiêu cực của công nghệ số đối với đời sống con người, xã hội trong mỗi tình huống dưới đây.

Trả lời rút gọn:

Hình 1. Nghiện Internet:

+ Công nghệ số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe: việc sử dụng lâu dài như vậy sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, thị lức, xương khớp,…

+ Con người bị lệ thuộc vào công nghệ số.

Hình 2. Bắt nạt bạo lực qua internet: đây chính là những phát sinh tiêu cực của công nghệ số đến vấn đề đạo đức, văn hóa, pháp luật.

Hình 3. Ngồi bên nhau mà ai cũng chỉ chú tâm sử dụng thiết bị số: con người đã quá bị lệ thuộc vào công nghệ số

Hình 4. Rác thải công nghệ số: ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số đến môi trường.

2. Sử dụng Internet đúng quy định

a. Một số quy định về sử dụng Internet

Làm

Theo em, nếu thiếu thận trọng, người dùng Internet có thể vô ý vi phạm quy định nào của pháp luật, quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?

Trả lời rút gọn:

- Cung cấp, chia sẻ, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm: Kích động bạo lực, gây hận thù, Tiết lộ bí mật của tổ chức, cá nhân; Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân; Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ bị cấm.

- Cản trở trái pháp luật việc cung cấp, truy cập thông tin trên Internet của tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng mật khẩu, thông tin, dữ liệu trên Internet của tổ chức, cá nhân khi chưa được phép.

- Tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân.

b. Một số ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa trong môi trường số

Làm

Trao đổi với bạn và cho biết, trong mỗi tình huống dưới đây hành vi nào là vi phạm pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức, thiếu văn hoá?

Trả lời rút gọn:

a. Hành vi vi phạm pháp luật.

b. Hành vi vi phạm pháp luật.

c. Hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa.

d. Hành vi vi phạm pháp luật.

LUYỆN TẬP

1. Trình bày một số tác động tiêu cực của công nghệ số đối với đời sống con người và xã hội. Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời rút gọn:

a.

- Vi phạm pháp luật: Hành vi này có thể xâm phạm đến quyền riêng tư và danh dự của người khác, và có thể bị xem là hành vi phỉ báng hoặc xúc phạm.

- Trái đạo đức, thiếu văn hoá: Hành vi này là thiếu tôn trọng và đạo đức, vi phạm quy tắc cơ bản về đối xử và không xứng đáng với một môi trường học tập và xã hội lành mạnh.

b.

- Vi phạm pháp luật: Hành vi này là tấn công mạng, xâm phạm đến hệ thống thông tin của một tổ chức, và có thể bị coi là vi phạm pháp luật về tội phạm mạng.

- Trái đạo đức, thiếu văn hoá: Hành vi này là không đúng đạo đức và không tôn trọng quyền sở hữu và bảo vệ thông tin của tổ chức khác.

c.

- Vi phạm pháp luật: Hành vi này không mắc phải vi phạm pháp luật trực tiếp, nhưng nếu trang web chứa nội dung bất hợp pháp hoặc độc hại, việc chia sẻ địa chỉ trang web có thể xem là khuyến khích và phát tán nội dung không phù hợp.

- Trái đạo đức, thiếu văn hoá: Hành vi này là thiếu trách nhiệm và không đúng đạo đức, vì nó có thể gây hại cho nhóm bạn thân và khuyến khích tiếp tay cho việc tiếp cận nội dung không phù hợp.

d. Hành vi: Không can ngăn mà còn quay phim hai nữ sinh đánh nhau rồi đưa lên mạng xã hội.

- Vi phạm pháp luật: Hành vi này có thể vi phạm quy định về quyền riêng tư và bảo vệ danh tính của người khác. Việc quay phim và đăng tải hình ảnh mà không có sự đồng ý của các bên liên quan có thể bị coi là vi phạm pháp luật về quyền riêng tư và xâm phạm đến danh dự.

- Trái đạo đức, thiếu văn hoá: Hành vi này là thiếu tôn trọng và đạo đức, vì nó xúc phạm danh dự và quyền riêng tư của người khác. Ngoài ra, việc đăng tải hình ảnh xung đột và bạo lực có thể gây hại đến hình ảnh và uy tín của các nữ sinh trong hình ảnh.

2. Nêu ví dụ về một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá trong môi trường số.

Trả lời rút gọn:

- Hành vi vi phạm pháp luật:

 + Tải lên, chia sẻ hoặc phát tán trái phép các tác phẩm bản quyền như phim, nhạc, sách điện tử.

+ Lừa đảo qua internet.

+ Tấn công mạng hoặc xâm nhập trái phép vào hệ thống máy tính và lấy trộm thông tin cá nhân doanh nghiệp.

VẬN DỤNG

Nêu tác động tiêu cực của công nghệ số và chỉ ra hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa trong tình huống sau đây: 

"Một học sinh thường xuyên trốn học, lấy trộm tiền của bố mẹ và các bạn trong lớp để chơi trò chơi trực tuyến."

Trả lời rút gọn:

- Hành vi vi phạm pháp luật: trộm tiền của bố mẹ là một hành vi trái pháp luật về trộm cắp lừa đảo tài sản.

- Hành vi trái đạo đức, thiếu văn hóa: trốn học để chơi game là hành vi không tuân thủ quy định, nội quy của nhà trường.