Slide bài giảng Tin học 9 Chân trời bài 11: Giải quyết vấn đề
Slide điện tử bài 11: Giải quyết vấn đề. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
KHỞI ĐỘNG
Trong đợt tổ chức tư vấn sức khoẻ, dinh dưỡng cho học sinh toàn trường, trước cửa phòng y tế luôn có nhiều học sinh chờ đợi (Hình 1).
Theo em, trong tình huống này, vẫn để là gì và làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
Đáp án rút gọn:
Vấn đề : quá nhiều học sinh đứng trước cửa phòng chờ đợi.
Cách giải quyết: mở thêm phòng ý tế.
KHÁM PHÁ
1. Quá trình giải quyết vấn đề
Làm
Hình 3 là một số kết quả các học sinh lớp 9A có được từ việc thực hiện giải quyết vấn đề ở tình huống KHỞI ĐỘNG (vấn đề quá tải ở phòng y tế) theo quá trình năm bước. Theo em mỗi kết quả ở Hình 3 là sản phẩm thuộc bước nào trong quá trình giải quyết vấn đề.
Lưu ý: BMI là chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index).
Bài làm chi tiết:
Hình 3a: Xác định vấn đề
Hình 3b: Đánh giá kết quả
Hình 3c: Xác định nguyên nhân
Hình 3d: Thực hiện giải pháp
2. Mô tả dưới dạng thuật toán
Làm
Em hãy mô tả quy trình ở Hình 4 dưới dạng thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
Đáp án rút gọn:
- Cho học sinh tự đo chiều cao, cân nặng.
- Tính chỉ số BMI:
+ Nếu BMI bình thường thì không cần gặp cán bộ nhân viên tư vấn.
+ Nếu BMI không bình thường thì cho gặp cán bộ tư vấn.
3. Nhiệm vụ nào có thể chuyển giao cho máy tính thực hiện
Làm
Theo em, trong quy trình giải quyết vấn đề ở Hình 4, nhiệm vụ kiểm tra chỉ số BMI của học sinh và đưa ra lời khuyên có thể giao cho máy tính thực hiện được không? Tại sao?
Đáp án rút gọn:
Có. Bởi vì máy tính có thể tính BMI dựa vào cân nặng và chiều cao được đưa vào. Còn lời khuyên có thể lập trình sẵn rồi đưa ra dựa trên chỉ số BMI.
LUYỆN TẬP
1. Em hãy nêu các bước và công việc chính của mỗi bước trong quá trình giải quyết vấn đề.
Đáp án rút gọn:
- Xác định vấn đề: làm rõ, mô tả đúng bản chất của vấn đề.
- Xác định nguyên nhan: thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến vấn đề.
- Xây dựng giải pháp: tiến hành đề xuất giải pháp với mỗi vấn đề. Đối với mỗi giải pháp, cần chỉ ra được mục tiêu và điều kiện để thực hiện giải pháp. Sau đó, tiến hành lựa chọn giải pháp tốt nhất để triển khai thực hiện.
- Thực hiện giải pháp: lập kế hoạch thực hiện giải pháp. Trong kế hoạch, đối với mỗi nhiệm vụ, cần xác định rõ: Người làm; Kết quả cần đạt được; Thời hạn hoàn thành.
- Đánh giá kết quả: Kiểm tra xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa? Có những vấn đề nào phát sinh không? Nếu vấn đề chưa được giải quyết hay có vấn đề phát sinh, ta lại tiếp tục một quá trình giải quyết vấn đề mới. Từ đó, dần hoàn thiện giải pháp để vấn đề được giải quyết triệt để, hiệu quả, lâu dài.
2. Theo em, trong quy trình giải quyết vấn đề ở Hình 4, bước "Cán bộ y tế tư vấn cho học sinh" có thể giao cho máy tính thực hiện được không? Tại sao?
Đáp án rút gọn:
Phần cán bộ y tế đưa ra lời khuyên không thể đưa cho máy tính bởi vì ngoài BMI ra thì còn nhiều yếu tố khác mới dẫn được đến kết luận của bác sĩ.
VẬN DỤNG
Hãy cùng với bạn thực hiện theo quá trình năm bước để giải quyết vấn đề trong tình huống dưới đây.
Tình huống: Tranh thủ giờ ra chơi, các bạn học sinh đến thư viện của nhà trường mượn sách và xảy ra tình trạng một số học sinh chưa mượn được sách đã phải trở về lớp để vào tiết học tiếp theo.
Một số thông tin về thư viện của nhà trường
Thư viện của nhà trường có rất nhiều sách và chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí thư viện; Mỗi học sinh đến mượn sách cần điền thông tin vào phiếu mượn sách, đưa cho nhân viên thư viện, Nhân viên thư viện đi lấy sách, giao cho học sinh mượn; Do không nhớ hết vị trí của các cuốn sách trong thư viện và không biết cuốn sách đã được mượn hết hay chưa nên nhân viên thư viện thường mất nhiều thời gian để tìm sách.
Đáp án rút gọn:
Bước 1: Xác định vấn đề
- Vấn đề: Một số học sinh chưa mượn được sách đã phải trở về lớp trong khi đi mượn sách tại thư viện của nhà trường.
Bước 2: Xác định nguyên nhân
- Thư viện chưa áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý sách.
- Quá trình mượn sách vẫn dựa trên phiếu mượn truyền thống và yêu cầu sự can thiệp của nhân viên thư viện.
- Nhân viên thư viện không biết chính xác vị trí của các cuốn sách trong thư viện và không biết liệu sách đã được mượn hết hay chưa.
Bước 3: Xây dựng giải pháp
- Giải pháp 1: Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thư viện
- Mục tiêu: Cải thiện quá trình mượn sách bằng việc áp dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu suất và tiết kiệm thời gian.
- Điều kiện: Đầu tư vào hệ thống quản lý thư viện sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm việc lưu trữ thông tin sách, thông tin mượn trả sách và tạo phiếu mượn sách điện tử cho học sinh.
- Giải pháp 2: Đào tạo nhân viên thư viện
- Mục tiêu: Nâng cao năng lực và kiến thức của nhân viên thư viện để thực hiện công tác quản lý sách hiệu quả hơn.
- Điều kiện: Cung cấp chương trình đào tạo cho nhân viên thư viện, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng hệ thống quản lý sách mới và cung cấp kỹ năng tìm kiếm và cung cấp sách nhanh chóng cho học sinh.
Bước 4: Thực hiện giải pháp
- Triển khai hệ thống quản lý sách sử dụng công nghệ thông tin.
- Tổ chức chương trình đào tạo cho nhân viên thư viện để nâng cao kỹ năng và kiến thức của họ.
Bước 5: Đánh giá kết quả
- Kiểm tra xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa bằng cách quan sát quá trình mượn sách trong thư viện.
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp bằng cách đo lường thời gian mượn sách và số lượng học sinh có thể mượn sách trong thời gian giờ ra chơi.
- Nếu vấn đề vẫn tồn tại, cần điều chỉnh và cải tiến giải pháp để đạt được kết quả tốt hơn.