Slide bài giảng tin học 7 kết nối bài 9: Trình bày bảng tính

Slide điện tử bài 9: Trình bày bảng tính. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Tin học 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9 - TRÌNH BÀY BẢNG TÍNH

MỞ ĐẦU

Câu 1: Quan sát một phần bảng tính của dự án Trường học xanh trong Hình 9.1, em nhận xét gì? Có cần chỉnh sửa, định dạng hay trình bày dữ liệu cho đẹp hơn không?

Quan sát một phần bảng tính của dự án Trường học xanh

Trả lời rút gọn:

Cột dữ liệu Trung bình cần điều chỉnh để hiển thị dễ đọc, dễ so sánh hơn

Cột Chi phí nên trình bày theo dữ liệu số tiền.

Căn chỉnh số liệu nhập: căn giữa

1. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU SỐ

Hoạt động 1: Làm quen với lệnh định dạng dữ liệu (Format Cells)

Câu 1: Cột dữ liệu Trung bình cần điều chỉnh gì để hiển thị dễ đọc, dễ so sánh hơn không?

Trả lời rút gọn:

Cột dữ liệu Trung bình cần điều chỉnh chỉ cho phép hiển thị bao nhiêu chữ số thập phân.

Câu 2: Dữ liệu tại cột Chi phí nên trình bày lại như thế nào để phù hợp với dữ liệu là số tiền?

Trả lời rút gọn:

Cột Chi phí nên trình bày theo dữ liệu số tiền.

2. TRÌNH BÀY BẢNG TÍNH

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lệnh trình bày bảng tính

Câu 1: Theo em việc định dạng dữ liệu và trình bày bảng tính có khác nhau không?

Trả lời rút gọn:

Định dạng dữ liệu là định dạng hiển thị dữ liệu để dễ đọc, dễ so sánh.

Trình bày trang tính là làm cho tất cả nội dung trên trang tính rõ ràng và đẹp hơn.

Câu 2: Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu có làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính không?

Trả lời rút gọn:

Các lệnh trình bày bảng tính hay định dạng dữ liệu không làm thay đổi dữ liệu trên bảng tính.

3. TÍNH CHẤT CỦA HÀM TRÊN BẢNG TÍNH

Hoạt động 3: Tìm hiểu thêm tính chất một số hàm tính toán cơ bản

Câu 1: Giả sử nhóm em lập bảng dữ liệu như Hình 9.12 để theo dõi tiến độ thực hiện dự án Trường học xanh. Dữ liệu được nhập vào bảng có thể là số liệu cụ thể hoặc có thể ghi “Không” nếu lớp không có cây này, hoặc ghi “Đang làm” nếu lớp đã thực hiện nhưng chưa có số liệu, ghi “???” nếu chưa biết thông tin gì. Cột cuối cùng luôn tính Tổng số cây theo từng loại, hàng cuối sẽ đếm số loại cây đã trồng của mỗi lớp.

Các kết quả của bảng dữ liệu này có luôn đúng hay không? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Các kết quả của bảng dữ liệu này luôn đúng. Vì các hàm tính toán tham chiếu dữ liệu tại các ô trong bảng tính, khi dữ liệu thay đổi tại các ô, kết quả sẽ thay đổi theo và luôn đúng.

Câu hỏi

Câu 1: Trong bảng dữ liệu của Hình 9.12 các hàm sau sẽ cho kết quả bao nhiêu?

a) = COUNT(C6:I6)

b) = AVERAGE(C7:I7)

c) = MAX(C4:I8)

d) = SUM(C4:I8)

Trả lời rút gọn:

Trong bảng dữ liệu của Hình 9.12 các hàm sau sẽ cho kết quả bao nhiêu?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Có thể sao chép công thức từ trang tính này sang trang tính khác được không?

Trả lời rút gọn:

Có thể sao chép công thức từ trang tính này sang trang tính khác.

Câu 2: Phần mềm bảng tính điện tử có thể gộp các ô trong một vùng không là hình chữ nhật không

Trả lời rút gọn:

Phần mềm bảng tính điện tử không thể gộp các ô trong một vùng không là hình chữ nhật.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy quan sát bảng Dự kiến phân bổ cây dự án Trường học xanh ở Hình 9.13 và hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Tổng số cây của toàn bộ khối 7 sẽ trồng là bao nhiêu?

b) Trung bình mỗi lớp sẽ trồng bao nhiêu cây?

Trả lời rút gọn:

a) Tổng số cây của toàn bộ khối 7 sẽ trồng là 623

b) Trung bình mỗi lớp sẽ trồng 89 cây

Câu 2: Dựa trên bảng Dự kiến phân bổ cây dự án Trường học xanh em hãy tính tỉ lệ phần trăm của từng loại cây hoa được phân bổ so với chỉ tiêu đã giao.

Trả lời rút gọn:

Dựa trên bảng Dự kiến phân bổ cây dự án Trường học xanh