Slide bài giảng ngữ văn 8 chân trời bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Slide điện tử bài 9: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. VIÊN TƯỚNG TRẺ VÀ CON NGỰA TRẮNG

 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Trong Đại Nam quốc sử diễn ra có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

...tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn ving như vậy không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp?

Bài soạn rút gọn:

Nhân vật đó là Trần Quốc Toản

Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dõng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.

Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Hội nghị để bàn việc quân.  Hổ thẹn, uất ức, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết.  Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua). 

        Năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta. Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn Hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người sát cánh chiến đấu với quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Giặc Mông - Nguyên phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Trần Quốc Toản được lệnh điều quân đến mai phục chặn đánh địch ở vùng sông Như Nguyệt. Trong trận đánh quyết liệt đó, giặc thua to nhưng không may Trần Quốc Toản đã hy sinh anh dũng khi mới 18 tuổi. Được tin Trần Quốc Toản mất, vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc. Nhà vua cho cử hành tang lễ trọng thể, đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.

Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” ca ngợi về Trần Quốc Toản:

“Thật là một đấng anh hùng

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo”

       Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo. Tên của ông được đặt cho nhiều trường Tiểu học, Trung học ở nước ta và một số con đường của các tỉnh, thành phố trong đó có Bắc Ninh.

 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?

Bài soạn rút gọn:

Đoàn quân của Hoài Văn là là đoàn quân hùng mạnh, chiến đâu vì chính nghĩa nên được bà con vô cùng quý mến.

 

Câu 2: Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn - Thế Lộc.

Bài soạn rút gọn:

Sáu trăm hào kiệt chia nhau bố trí trên các ngọn núi chung quanh cánh đồng Ma Lục. Giữa trưa Hoài Văn nhìn thấy quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình. Những bao tên lắc lư trên vai, tu tủa nhưunxg mũi tên bịt sắt Chúng tiến lên đầu ngựa húc vào mông ngựa trước, Hoài Văn nín thở nhìn quân giặc, chàng cố lấy lại bình tĩnh.

Viên tướng giặc dẫn một cánh quân liều chết đánh và chạy khỏi cánh đồng Ma Lục. Chúng cắm đầu chạy ra khỏi cánh đồng không dám ngoảnh đầu lại cùng tiếng chiêng tiếng trống vang lừng của quân ta chiến tahwnsg ăn mừng.

Hoài Văn chỉ tay vào mặt viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quyd hàng, thì còn được toàn tính mạng.

Tên tướng hốt hoảng từ yên ngựa nhảy xuống quỳ trước con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu và lá cờ thêu sáu chữ đã nhòe trong bóng tối nhưng vẫn reo phần phật.

 

Câu 3: Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?

Bài soạn rút gọn:

Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện thay đổi sang gia đoạn truyện mới, kết thúc trận đánh của Thế Lộc và Hoài Văn tuyến truyện chuyển sang câu chuyện của Chiêu Vương Thành đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đầu hàng quân Nguyên.

 

Câu 4: Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?

Bài soạn rút gọn:

Đội quân Hoài Văn Hầu và Thế Lộc sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương

 

Câu 5: Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?

Bài soạn rút gọn:

Hoài Văn là một người chú trọng nghĩa khí, dám nghĩ dám làm và chính chú ruột của Hoài Văn cũng không nghĩ rằng anh sẵn sàng sả thân cứu ông trong hoạn nạn để thấy anh là một người trọng tình nghĩa và chiến đâu về chính nghĩa bảo vệ đất nước, đánh tan quân giặc.

 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Bài soạn rút gọn:

- Tuyến 1:

+ Sáu trăm hào kiệt chia nhau bố trí trên các ngọn núi chung quanh cánh đồng Ma Lục. 

+ Quân giặc tiến vào giữa cánh đồng và ngồim in trên lưng ngựa, Hoài Văn và Thế Lộc đều nắm chặt đốc gươm, cán giáo.  Quân giặc rụt rè, tiến đến hàng nghìn mũi tên phóng xuống thẳng đám quân giặc. Quân giặc tranh nhau chạy, ngựa xô vào nhau ngã lổng chổng, nhiều tên giặc ngã sõng soài. 

+ Viên tướng giặc dẫn một cánh quân liều chết đánh và chạy khỏi cánh đồng Ma Lục. Chúng cắm đầu chạy ra khỏi cánh đồng không dám ngoảnh đầu lại cùng tiếng chiêng tiếng trống vang lừng của quân ta chiến thắng ăn mừng.

- Tuyến 2:

Chiêu Vương Thành được lệnh đi đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đã đầu hàng giặc Nguyên. Trong quá trình đánh đuổi giặc Chiêu Vương Thành đã bị quân giặc bao vây khó đường thoát chạy nhưng lúc đó bất ngờ đội quân của Hoài Văn đã tới ứng cứu và giết hết quân giặc giải vòng vây cho Chiêu Vương Thành.

 SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 2: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Bài soạn rút gọn:

Nội dung bao quát của văn bản nói về vị tướng trẻ Hoài Văn Hầu một vị anh hùng anh dũng hiên ngang chiến đấu với quân giặc bảo vệ đất nước trước quân giặc. Đồng thời Hoài Văn Hầu là một người anh hùng chính chực căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc đều sẽ bị chém đầu. 

Em nhận biết được đây là thể loại truyện lịch sử vì có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.

 

Câu 3: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Bài soạn rút gọn:

Can đảm, dũng cảm, hiên ngang, quyết đoán yêu nước đặc biệt căm ghét quân giặc, sẵn sàng chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm và quân phản nước.

 

Câu 4: Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?

Bài soạn rút gọn:

Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng thể hiện tính cách, con người của nhân vật Hoài Văn Hầu, chúng ta có thể thấy được nhiều mặt tính cách một cách toàn vẹn và chú ý hơn. 

 

Câu 5: Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Bài soạn rút gọn:

Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng thể hiện chủ đề của văn bản bởi hình ảnh người tướng trẻ cùng đoàn quân anh dung tràn đầy nhựa sống cùng với con ngựa.

 

Câu 6: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể, cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật;...)

Bài soạn rút gọn:

Ngôi kể sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể câu chuyện chân thật, mang đến nhiều góc nhìn toàn diện về nhân vật.

Cách quan sát và miêu tả: tinh tế, kĩ lưỡng tái hiện nhân vật toàn cảnh trận đấu và nhân vật diễn ra trong trận chiến.

Tái hiện bối cảnh lịch chân thật cùng ngôn từ sắc lạnh, quả quyết, ngắn ngọn, súc tính 

 

Câu 7: Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm trong đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Bài soạn rút gọn:

Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca là hình ảnh quả quyết, gan dạ yêu nước được thể hiện rõ ràng chân thật thông qua các chi tiết để lột tả con người cũng như ý chí đánh giặc và miêu tả trận chiến, mưu lược của của Hoài Văn Hầu nhưng trong Đại Nam quốc sử diễn ca hình ảnh anh hùng hiện lên hào hùng tuy nhiên không được toàn vẹn và đanh thép thông qua lời thoại để thấy được cốt canh cũng như tính cách thông qua lời nói một phần.

Hai tác phẩm đều thể hiện toàn vẹn anh hùng nhưng ở hai mặt khác nhau để vẽ lên hình ảnh của anh hùng lịch sử