Slide bài giảng ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà

Slide điện tử bài 6: Nam quốc sơn hà. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN. NAM QUỐC SƠN HÀ

 

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Bài soạn rút gọn:

Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. 

 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Em hiểu thế nào là "thiên thư"?

Bài soạn rút gọn:

“Thiên thư” tức là sách trời là nói đến thuyết “Nhị thập bát tú” của một số quốc gia Á châu cổ đại, đặc biệt là Trung Hoa. “Nhị thập bát tú” là cách gọi của 28 chòm sao nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học cổ đại. 

 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Xác định bố cục bài thơ?

Bài soạn rút gọn:

Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.

Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.

Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.

Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.

⟹ Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

 

Câu 2: Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

- Bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường: bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

- Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1,2,4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

 

Câu 3: Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư

b. Tác dụnh của việc nói đến "thiên thư" (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Bài soạn rút gọn:

a. Khẳng định nước ta là nước có Vua, có dân chủ, khẳng định chủ quyền của dân tộc cho nên đó là sự thể hiện tự hào của dân tộc. 

b. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao

 

Câu 4: Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

Bài soạn rút gọn:

Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân giặc với thái độ căm giận và khinh bỉ hướng về lũ giặc bạo tàn, "nghịch lỗ "- quân mọi rợ làm trái lại với ý trời dám đem quân sang xâm lược nước ta xâm phạm vào. 

 

 

Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Bài soạn rút gọn:

Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam. 

 

Câu 6: Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần". Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này

Bài soạn rút gọn:

Nam quốc sơn hà thường được xem là một "bản tuyên ngôn đọc lập" bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ "Thần", em hoàn toàn đồng ý với hai ý kiến trên vì bài thơ tuy chỉ có bốn câu với 24 chữ, nhưng đã khẳng định được chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. 

 

Câu 7: Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài soạn rút gọn:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.