Slide bài giảng ngữ văn 8 chân trời bài 7: Thực hành tiếng Việt
Slide điện tử bài 7: Thực hành tiếng Việt. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1: Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:
a. Tại sao bạn ấy hay.... chém gió?
b. Không chỉ sở hữu thành tích học tập khủng, Nam còn đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của trường.
Bài soạn rút gọn:
a. chém gió
b. khủng,
Câu 2: Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
Bài soạn rút gọn:
Biệt ngữ xã hội | Ý nghĩa |
gậy | Bị phạt |
trúng tủ | Trúng đề |
trượt vỏ chuối | Không làm được bài |
ngỗng | Điểm không |
Câu 3: Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Bài soạn rút gọn:
Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không thể sử dụng các biệt ngữ xã hội vì khi viết bài văn phân tích chúng ta sử dụng ngôn ngữ tường minh, chính xác để diễn tả đúng cảm xác, cảm nhận của bản thân, không dùng ngôn ngữ nhiều tầng nghĩa, lớp nghĩa.
Câu 4: Đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:
- Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?
(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)
a. Tìm biệt ngữ xã hội của giới trẻ trong đoạn trích trên
b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?
Bài soạn rút gọn:
a. nổ, phá đám.
b. Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng thể hiện cảm xúc và tính cách của người nói và lứa tuổi.
Câu 5: Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ, tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự
Bài soạn rút gọn:
Liệu cơm không gắp nổi mắm từ thành ngữ liệu cơm gắp mắm
Trường hợp tương tự:
Quả báo nhãn lồng
Quả báo hoa quả
từ thành ngữ quả báo nhãn tiền
Câu 6: Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy:
Tôi ba chân bốn cảng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.
(Đỗ Chu, Bông Chanh đỏ)
Bài soạn rút gọn:
- Thành ngữ: Ba chân bốn
- Tác dụng: ý muốn nhấn mạnh sự nhanh chóng, vội vàng nhanh hết sức.
Câu 7: Em hãy viết đoạn văn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có thể sử dụng thành ngữ đã xác định ở câu 6
Bài soạn rút gọn:
Tôi: Hà ơi, cô bảo hôm nay bạn làm bài điểm kém đấy.
Hà: ừ, kệ đi
Tôi: Nhưng cô đang chờ bạn ở văn phòng đấy, có cả bố mẹ bạn nữa.