Slide bài giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Slide điện tử Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 24: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hình 1 và hình 2 gợi cho em điều gì về hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ?

Tech12h

Trả lời rút gọn:

+ Nông nghiệp (trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp).

+ Đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản.

+ Sản xuất công nghiệp và phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, du lịch,…).

 

KHÁM PHÁ

1. Dân cư

Câu hỏi: Đọc thông tin, em hãy kể tên một số dân tộc ở vùng Nam Bộ.

Trả lời rút gọn:

Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,...

2. Hoạt động sản xuất

a) Công nghiệp

Câu hỏi: Quan sát hình 3, em hãy: 

Tech12h

- Kể tên các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ

- Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp của vùng.

Trả lời rút gọn:

- Các ngành công nghiệp ở vùng Nam Bộ gồm: điện tử, hóa chất, dệt may, thủy điện, nhiệt điện, điện gió, thực phẩm.

- Một số trung tâm công nghiệp của vùng Nam Bộ là: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một; Vũng Tàu, Cần Thơ,..

 b) Nông nghiệp

Câu 1: Quan sát hình 4, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số cây trồng, vật nuôi chính ở vùng Nam Bộ.

Tech12h

Trả lời rút gọn:

- Một số cây trồng chính ở vùng Nam Bộ là: lúa, cây ăn quả, cao su, cà phê, hồ tiêu, mía, dừa…

- Một số vật nuôi chính ở vùng Nam Bộ là: lợn, gia cầm, bò, thủy sản.

Câu 2: Quan sát hình 4, hình 5 và đọc thông tin, em hãy:

Tech12h

- Kể tên các tỉnh trồng lúa chính ở vùng Nam Bộ

- Nêu vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ

Trả lời rút gọn:

- Các tỉnh trồng lúa chính ở vùng Nam Bộ là: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,...

- Vai trò của hoạt động sản xuất lúa:

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước;

+ Cung cấp sản phẩm cho hoạt động xuất khẩu gạo.

Câu 3: Quan sát hình 4, hình 6 và đọc thông tin, em hãy:

Tech12h

- Kể tên một số tỉnh nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ

- Cho biết vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ

Trả lời rút gọn:

- Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau

- Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Dựa vào hình 3, em hãy xác định trên lược đồ vị trí các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió của vùng Nam Bộ

Trả lời rút gọn:

Ngôi sao màu đỏ: Nhiệt điện

Ngôi sao màu xanh lá: Điện gió

Ngôi sao màu xanh dương: Thủy điện

Câu 2: Kể tên một số ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Trả lời rút gọn:

- Một số ngành công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh: thực phẩm, hóa chất, dệt may; điện tử; nhiệt điện

- Một số ngành công nghiệp ở Cần Thơ: dệt may, thực phẩm, nhiệt điện.

Câu 3: Vì sao Nam Bộ là vùng sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?

Trả lời rút gọn:

- Vùng Nam Bộ có đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước và khí hậu thuận lợi cho phát triển ngành trồng lúa. Vì vậy, Nam Bộ là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta.

- Vùng Nam Bộ là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước, do vùng này có nhiều thế mạnh để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản, như:

+ Bờ biển dài, có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

+ Trong nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

+ Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, thủy sản.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em thích những sản phẩm nông nghiệp nào của vùng Nam Bộ? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một trong những sản phẩm đó.

Trả lời rút gọn:

- Em thích các sản phẩm thủy sản (cá basa, tôm,…) của vùng Nam Bộ.

- Giới thiệu: Nam Bộ là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Thủy sản được nuôi trồng chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,… Hình thức nuôi trồng thủy sản đa dạng và ngày càng được cải tiến. Các sản phẩm từ cá basa, tôm,… không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.