Slide bài giảng Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Slide điện tử Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử và Địa lí 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trả lời rút gọn:

+ Theo tư liệu lịch sử, Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông; Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1076.

+ Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm một số công trình như: Khuê Văn Các, nhà bia Tiến sĩ, Khu Thái học,…

KHÁM PHÁ

1. Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Câu hỏi: Quan sát các hình từ 1 đến 5 và đọc thông tin, em hãy xác định một số công trình tiêu biểu thuộc Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trả lời rút gọn:

- Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành.

- Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống.

2. Một số công trình tiêu biểu

Câu hỏi:  Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy: 

- Mô tả kiến trúc và chức năng của một công trình tiêu biểu trong khu di tích

- Phát biểu cảm nghĩ về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

Trả lời rút gọn:

- Mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ:

+ Cấu trúc: Nhà bia Tiến sĩ được chia thành 2 dãy, gồm 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi. Nội dung những tấm bia khắc tên, quê quán của các tiến sĩ qua các kì thi.

+ Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ được lập nhằm tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

- Phát biểu cảm nghĩ:

+ Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ lâu đời và được trao truyền qua nhiều thế hệ.

+ Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học, đề cao giá trị của tri thức.

+ Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó luôn gắn với sự phát triển bền vững. Sự học chính là cái gốc, là căn cốt của mọi thành công, giúp cho con người hoàn thiện về nhân cách, giúp cho quê hương, đất nước phát triển hưng thịnh.

3. Biện pháp giữ gìn di tích lịch sử

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, 8, em hãy đề xuất một số biện pháp để giữ gìn Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

Trả lời rút gọn:

- Đầu tư việc trùng tu các công trình trong di tích

- Nâng cao ý thức của khách tham quan

- Giáo dục ý thức bảo vệ di tích

- Không vứt rác bừa bãi khi tham quan di tích

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em hãy xác định vị trí của nhà bia Tiến sĩ trên hình 3 và cho biết nhà bia được xây dựng nhằm mục đích gì.

Trả lời rút gọn:

Vị trí của Nhà bia Tiến sĩ:

BÀI 13: VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

=> Tôn vinh nhân tài và khuyến khích việc học tập trong toàn dân.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì sau khi tìm hiểu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trả lời rút gọn:

+ Văn Miếu - Quốc Tử Giám hôm nay là một di tích, ghi dấu truyền thống hiếu học vẻ vang của tổ tiên ta, thể hiện khát vọng giành lấy những đỉnh cao tri thức của sĩ tử, cũng như mong mỏi, kỳ vọng của triều đình, của nhân dân đối với trí thức. 

+ Những thông điệp xuyên thời gian mà cha ông ta gửi lại ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn nguyên giá trị, cả về giáo dục, đào tạo, trọng dụng trí thức và nghĩa vụ, trách nhiệm của trí thức đối với nhân dân, đối với đất nước.