Slide bài giảng Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2)
Slide điện tử bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Lịch sử 12 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Mở đầu: Lá cờ của tổ chức ASEAN ở hình bên được sử dụng chính thức từ ngày 31-5-1997, khi tổ chức này có 7 thành viên. Ở giữa cờ là biểu tượng bó lúa 10 nhánh, thể hiện ý tưởng về một tổ chức của đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ngày 30-4-1999, tại Hà Nội, ý tưởng đó đã thành hiện thực khi Campuchia gia nhập ASEAN – sự kiện gắn liền với vai trò vận động đặc biệt của Việt Nam. ASEAN trở thành mái nhà chung của 10 nước Đông Nam Á, đồng thời tiếp tục là một trong những tổ chức khu vực thành công nhất thế giới.
Vậy ASEAN được hình thành như thế nào? Mục đích thành lập của tổ chức này là gì? Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay đã diễn ra qua những giai đoạn nào?
Bài làm rút gọn:
Quá trình hình thành tổ chức ASEAN:
- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực.
- Mặt khác để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) đã được thành lập tại Bangkok (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Mục đích thành lập:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực
thông qua hợp tác hướng tới một Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
- Giúp đỡ lẫn nhau đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính.
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương đồng và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức này.
Quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay đã diễn ra qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1967 - 1976: Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động.
Giai đoạn 1976 - 1999: Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.
Giai đoạn 1999 - 2015: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế, từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của cộng đồng ASEAN.
Giai đoạn 2015 - nay: Xây dựng và phát triển 3 trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP CỦA ASEAN.
Câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành tổ chức ASEAN.
Bài làm rút gọn:
- Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á từng bước xây dựng và phát triển kinh tế, đưa tới nhu cầu hợp tác khu vực.
- Mặt khác để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) đã được thành lập tại Bangkok (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Câu hỏi: Trình bày mục đích thành lập của ASEAN.
Bài làm rút gọn:
Mục đích thành lập:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực
thông qua hợp tác hướng tới một Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.
- Giúp đỡ lẫn nhau đào tạo và cung cấp phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính.
- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương đồng và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức này.
2. HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN.
Câu hỏi: Trình bày hành trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Bài làm rút gọn:
- Năm 1967: ASEAN 5 gồm: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-pin.
- Năm 1984: ASEAN 6: Brunay gia nhập.
- Năm 1995: ASEAN 7: Việt Nam gia nhập.
- Năm 1997: ASEAN 9: Lào và Mianma gia nhập.
- Năm 1999: ASEAN 10: Campuchia gia nhập.
Câu hỏi: Trình bày hành trình phát triển của ASEAN từ năm 1967 đến nay.
Bài làm rút gọn:
- Giai đoạn 1967- 1976:
+ Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất.
+ Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố Đông Nam Á là khu vực hoà bình, tự do và trung lập.
- Giai đoạn 1976- 1999:
+ Phát triển mạnh về tổ chức. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban Thư kí ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).
+ Phát triển số lượng thành viên, từ 5 nước lên 10 nước.
+ Tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.
- Giai đoạn 1999- 2015:
+ Thông qua Hiến chương ASEAN (2007).
+ Đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Giai đoạn 2015- nay:
+ Năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.
+ Triển khai, hiện thực hóa các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.
+ Phát triển hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài nhằm thúc đẩy hòa bình, phát triển trong khu vực và trên thế giới.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lựa chọn và phân tích một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN.
Bài làm rút gọn:
Dấu mốc: từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.
Hành trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). ASEAN 5 là nhóm gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, trong khi ASEAN 10 mở rộng thêm Brunei (năm 1984), Việt Nam (năm 1995), Lào và Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm 1999). Quá trình này không chỉ mở rộng về số lượng thành viên mà còn đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới, tạo ra một khu vực chính trị và kinh tế lớn hơn, đồng thời đề xuất những khía cạnh tích cực và đồng đều hóa trong cộng đồng.
Việc mở rộng ASEAN 5 thành ASEAN 10 mang lại sự đa dạng cả về kích thước, dân số, và phong cách lãnh đạo. Điều này không chỉ tăng cường vị thế địa lý và chiến lược của ASEAN, mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới và tăng cường tính hòa bình và ổn định trong khu vực.
VẬN DỤNG
Câu 2: Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, văn kiện, các bản tuyên bố, ...) về ASEAN và quan hệ Việt Nam- ASEAN. Giới thiệu những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Bài làm rút gọn:
Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần duy trì sự đoàn kết, thống nhất và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.
Phát huy vai trò là hạt nhân thúc đẩy đoàn kết, thống nhất, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp Campuchia, Lào và Myanmar vào Hiệp hội. Nỗ lực này đã góp phần hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 nước Đông Nam Á, tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực vào thời điểm đó.
Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã đề xuất và dẫn dắt ASEAN hoàn thành những văn kiện quan trọng, góp phần định hướng phát triển tương lai của ASEAN, như: Tuyên bố lãnh đạo ASEAN về định hướng Cộng đồng ASEAN sau năm 2025; Tuyên bố Tầm nhìn lãnh đạo ASEAN về gắn kết và chủ động thích ứng…