Slide bài giảng HĐTN 8 kết nối Chủ đề 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (tiết 2)

Slide điện tử Chủ đề 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết của tôi (tiết 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 8 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

1. TÍNH CÁCH VÀ CẢM XÚC CỦA TÔI

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Câu 1: Chia sẻ về một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Giải rút gọn:

Nét đặc trưng: vui vẻ, hòa đồng, giúp đỡ những người khác khi họ cần.  

 

Câu 2: Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Giải rút gọn:

Xác định nét đặc trưng trong tính cách của bạn thân: vui vẻ, hòa đồng, hoạt bát…

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu 1: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoặc đã quên hẹn, trời lại nắng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.

Giải rút gọn:

Trong tình huống trên bạn Minh thay đổi từ tức giận sang thương bạn Khoa.

Câu 2: Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Giải rút gọn:

Dù đã hẹn nhưng bạn đến trễ. Em đang định đi học trước thì bạn em xuất hiện. Em đã hít thở thật sâu để bình tĩnh lại và hỏi bạn sao lại đi học muộn. Bạn giải thích xe bạn bị tuột xích, em thấy rất thương và cảm thông cho bạn.

Câu 3: Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Giải rút gọn:

Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực: hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc; uống một cốc nước…

THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Giải rút gọn:

Ví dụ như: vui vẻ, hòa đồng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người,…

Hoạt động 4: Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.

Giải rút gọn:

Bình nên kiểm tra lại bài làm của mình hoặc trao đổi trực tiếp với thầy cô.

Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.

Giải rút gọn:

Hoa nên nói chuyện rõ với lớp trưởng rằng mình không có năng khiếu về việc múa hát và mình chỉ có tài năng vẽ. 

VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống thực tiễn.

Giải rút gọn:

Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày, sau đó ghi lại để sửa chữa. 

2. KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT CỦA TÔI

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Câu 1: Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

Giải rút gọn:

Ví dụ: Trong trường hợp một bạn có quan điểm khác, nếu em tin quan điểm của mình là đúng, em sẽ bảo vệ và giải thích rõ ràng về nó.

Câu 2: Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

Câu 3: Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:

Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường

Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.

Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ

Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành

Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?

Mẹ Hùng im lặng mỉm cười.

Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ

Hãy trao đổi về cách thương thuyết

Giải rút gọn:

Hùng đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của bóng đá. 

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành tranh biện, thương thuyết

Câu 1: Thực hành tranh biện về quan điểm: “Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân”

Câu 2: Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:

Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khoảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.

Giải rút gọn:

Em sẽ thuyết phục các bạn nên đi xe ô tô vì đi ô tô sẽ đảm bảo sự an toàn trong quá trình di chuyển. 

Hoạt động 3: Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

Câu 1: Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.

Giải rút gọn:

Điểm mạnh: Dám nêu quan điểm, ý kiến của mình.

Điểm yếu: Dễ tức giận.

Câu 2: Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

Giải rút gọn:

CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

 

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết

Câu hỏi: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?

Giải rút gọn:

Rèn luyện: tư duy logic; chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ; luyện tập trước khi tranh biện; rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện.

Câu 1: Đâu là việc em nên làm?

  • Tạo niềm vui cho mình và mọi người
  • Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi
  • Ở trong môi trường tiêu cực lâu
  • Đáp án khác

Giải rút gọn:

Chọn: tạo niềm vui cho mình và mọi người  

Câu 2: Tính cách hòa đồng thể hiện ở?

  • Sự vui vẻ với mọi người
  • Sự cởi mở với mọi người
  • Sự thân thiện với mọi người
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

  • Quyết đoán
  • Dễ cáu giận
  • Thiếu chính kiến
  • Lười biếng

Giải rút gọn:

Chọn: quyết đoán

Câu 4: Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

  • Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều
  • Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng  gây cho mình cảm xúc tiêu cực
  • Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

  • Lười biếng
  • Chu đáo
  • Đố kị
  • Thiếu chính kiến

Giải rút gọn:

Chọn: chu đáo

Câu 6: Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn khi thương thuyết thì em nên?

  • Cãi cho bằng thắng
  • Tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được
  • Nhường nhịn đối phương
  • Đáp án khác

Giải rút gọn:

Chọn: tìm một cách giải quyết mà cả hai bên cùng chấp nhận được

Câu 7: Khi thương thuyết với người khác, em nên?

  • Khi mâu thuẫn thì cãi cho bằng thắng thì thôi
  • Chê bai người khác
  • Chốt lại ý kiến của cả hai bên
  • Đáp án khác

Giải rút gọn:

Chọn: chốt lại ý kiến của cả hai bên

Câu 8: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?

  • Tính cẩn thận
  • Tính hòa đồng
  • Tính ích kỉ
  • Tính chu đáo

Giải rút gọn:

Chọn: tính ích kỉ

Câu 9: Khi thương thuyết em nên?

  • Ngại ngùng
  • Tự tin, thiện chí
  • Sợ hãi, lo lắng
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: tự tin, thiện chí

Câu 10: Đâu là biện pháp tạo cảm xúc tích cực?

  • Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn
  • Tham gia hoạt động thể dục thể thao
  • Làm những việc theo sở thích
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là những việc cần làm khi tranh biện?

  • Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do vì sao ủng hộ hoặc phản đối
  • Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng.... để giải thích, chứng minh cho luận điểm
  • Đưa ra kết luận chung
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Nên thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống như thế nào?

  • Chỉ khi nào cần thiết mới phải điều chỉnh
  • Thực hiện điều chỉnh hàng ngày
  • Điều chỉnh khi có hứng
  • Đáp án khác

Giải rút gọn:

Chọn: thực hiện điều chỉnh hàng ngày

Câu 13: Đâu là các lỗi thường gặp khi tranh biện?

  • Lúng túng
  • Chưa tự tin
  • Quên chủ đề
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Thương thuyết hiệu quả laf?

  • Tôn trọng, lắng nghe đối phương
  • Tạo được tình cảm với đối phương
  • Tự tin, thiện chí
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 15: Cách thương thuyết là?

  • Nêu những yêu cầu cụ thể của mình, những gì mình muốn hoặc không mong muốn
  • Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương ứng
  • Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Những lưu ý khi tranh biện là?

  • Trình bày lập luận rõ ràng, chặt chẽ
  • Nắm vững quan điểm của bản thân
  • Tôn trọng, lăng nghe ý kiến của đối phương
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 17: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?

  • Luyện tập trước khi tranh biện
  • Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ
  • Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn:

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Biện pháp rèn luyện tính chưa tự tin khi tranh biện là?

  • Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm lí lẽ dẫn chứng trước khi tranh biện
  • Luyện tập trước khi tranh biện
  • Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn: 

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực là?

  • Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc
  • Uống một cốc nước...
  • Suy nghĩ mọi chuyện lạc quan hơn
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải rút gọn: 

Chọn: cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Đặc điểm của nét đặc trưng là?

  • Là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra 
  • Thường được người khác nhận ra
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
  • Cả hai đáp án trên đều sai

Giải rút gọn: 

Chọn: cả hai đáp án trên đều đúng.