Slide bài giảng HĐTN 7 bản 2 Chân trời chủ đề 8: Tìm hiểu nghề ở địa phương

Slide điện tử chủ đề 8: Tìm hiểu nghề ở địa phương. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 7 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 8. TÌM HIỂU NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nghề nghiệp có ở địa phương

Câu 1: Kể tên những nghề hiện có ở địa phương em.

Trả lời rút gọn:

Bác sĩ, giáo viên, công an, bộ đội, thợ may, kĩ sư, kinh doanh/buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng,…

Câu 2: Chỉ ra công việc đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề em tìm hiểu được.

Trả lời rút gọn:

- Nghề ở địa phương em: làm gốm

- Công việc đặc trưng:

+ Lựa chọn đất

+ Xử lí, pha chế đất

+ Tạo dáng

+ Trang trí, quen men lên sản phẩm

+ Nung gốm

- Trang thiết bị, dụng cụ lao động: đất sét, bàn xoay, nước, lò nung…

Câu 3: Chia sẻ kết quả của em về nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

- Cảm xúc của em khi tìm hiểu về những nghề đó: Em thấy mỗi công việc đều rất thiêng liêng, cao cả. Những việc mà các cô chú, anh chị làm đều là những việc đang góp công sức cho đất nước Việt Nam ngày một phát triển.

- Việc em làm để giữ gìn và phát triển các nghề hiện có ở địa phương: Em đang cố gắng học tập thật tốt để mai sau trở thành giáo viên, dạy cho những mầm non tương lai của đất nước.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguy hiểm và cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương

Câu 1: Chia sẻ một số nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

Tên nghề

Các nguy hiểm

Cách giữ an toàn

Nghề xây dựng           

Tai nạn gãy tay, gãy chân, chấn thương vùng đầu,…

Mặc đồ bảo hộ

Nghề mộc

Đau mắt, viêm phổi,…

Đau kính bảo hộ và đeo khẩu trang

Nghề đóng tàu biển   

Chấn thương tay, chân vì đóng tàu        

Đeo găng tay, đi giày

Nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản

Nhiễm hoá chất độc hại

Đeo khẩu trang

 

Câu 2: Trao đổi về cách giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

- Trường hợp 1: Ngư dân đang đánh bắt cá.

+ Mặc áo phao khi tham gia đánh bắt cá.

+ Mang đủ phao cứu sinh và trang thiết bị an toàn.

+ Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển, nhất là lúc hoạt động vào ban đêm.

+ Ghi nhớ đầy đủ các thông tin về tần số liên lạc, điện thoại của các cơ quan có chức năng hỗ trợ, tìm kiếm cứu nạn để liên lạc khi có sự cố.

Câu 3: Chia sẻ những nội dung em có thể rèn luyện để giữ an toàn khi làm nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

- Đọc kỹ bản hướng dẫn an toàn lao động.

- Kiểm tra thường xuyên sự an toàn của các thiết bị lao động.

- Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phẩm chất và năng lực của người làm nghề ở địa phương

Câu 1: Trao đổi về những phẩm chất và năng lực cần có của người làm nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

Tên nghề

Những phẩm chất cần có      

Những năng lực cần có

Nghề xây dựng           

Sự cẩn thận, tỉ mỉ       

Tính kiên nhẫn, chịu khó

Nghề mộc       

Khéo léo, tỉ mỉ

Sự cầu kỳ, cần mẫn

Nghề đóng tàu biển   

Kiên nhẫn

Sức khoẻ

Nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản

Sự cẩn thận    

Có đôi mắt tinh tường

 

Câu 2: Trao đổi với bố mẹ và người thân về những phẩm chất và năng lực cần có để làm tốt công việc của họ.

Trả lời rút gọn:

- Bác sỹ cần có lòng nhân ái, tính tỉ mỉ và cẩn thận. Họ cần phải chẩn đoán đúng bệnh, giao tiếp ân cần với bệnh nhân...

- Biên tập viên phải có vốn từ phong phú, diễn đạt mạch lạc, nắm vững quy định về chính tả, hình thức các loại văn bản.

Câu 3: Chia sẻ về những nội dung em tìm hiểu được về các phẩm chất và năng lực của người làm nghề ở địa phương.

Trả lời rút gọn:

- Giáo viên: Kiên nhẫn, nhẹ nhàng, giao tiếp tốt, hiểu biết, yêu quý trẻ em.

- Điều dưỡng: Có khả năng chăm sóc người khác.

- Nghề nông: Hiểu biết về thiên nhiên, cần cù.

Hoạt động 4: Xác định các phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với yêu cầu của một số nghề ở địa phương

Câu 1: Xác định các phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với yêu cầu của một số nghề ở địa phương mà em đã tìm hiểu.

Trả lời rút gọn:

+ Cẩn thận

+ Tỉ mỉ

+ Sáng tạo

+ Tuân thủ nội quy

Những phẩm chất và năng lực của bản thân chưa phù hợp với yêu cầu của một số nghề ở địa phương mà em đã tìm hiểu: chưa vui vẻ và cởi mở. 

Câu 2: Xác định nghề phù hợp với các nhân vật trong tình huống sau và chỉ ra những phẩm chất, năng lực mà các bạn đó cần rèn luyện để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của các nghề đó.

CHỦ ĐỀ 8. TÌM HIỂU NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Trả lời rút gọn:

Nội dung tình huống  

Những nghề phù hợp

Những phẩm chất, năng lực cần rèn luyện

Tình huống 1:

Xuân là người quảng giao, thích hoạt động xã hội. Xuân có khả năng viết tốt, ngôn ngữ khá sắc sảo. Tuy vậy, Xuân lại thường sai hẹn.

MC, biên tập viên, nhà báo, phóng viên, giáo viên, nhà văn, luật sư, diễn viên,…

Đúng giờ trong mỗi buổi hẹn.

Tình huống 2:

Kiệt có tính kiên trì, nhất là khi tập trung làm những việc liên quan đến lắp rắp. Đặc biệt, Kiệt rất giỏi lắp các trò chơi mô hình. Kiệt thích học môn Công nghệ, KHTN và Giáo dục thể chất. Tuy nhiên, Kiệt là người ít nói, ngại giao tiếp và đôi lúc khá nóng tính, không kiểm soát được cảm xúc của mình.

Kỹ sư xây dựng, kỹ sư máy tính,…

Kiềm chế cảm xúc.

 

Câu 3: Chia sẻ về những nghề phù hợp với một số phẩm chất, năng lực của em.

Trả lời rút gọn:

Năng lực phẩm chất của em: Năng động, hoạt bát, giao tiếp tốt, xử lí tình huống nhanh nhạy, có khả năng văn chương, …

Nghề phù hợp với em: Biên tập viên, giáo viên Ngữ Văn, hướng dẫn viên du lịch,….

Hoạt động 5: Đánh giá kết quả trải nghiệm

Câu 1: Lựa chọn mức độ phù hợp cho mỗi nội dung đánh giá sau:

CHỦ ĐỀ 8. TÌM HIỂU NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

Trả lời rút gọn:

Lựa chọn một trong 3 mức độ cho sẵn để đánh giá phù hợp.

Câu 2: Đề xuất những nội dung em cần tiếp tục rèn luyện.

Trả lời rút gọn:

- Rèn luyện tính kiên trì, dũng cảm

- Rèn luyện khả năng tự bảo vệ bản thân

- Rèn luyện cách để chăm sóc người thân ốm