Slide bài giảng địa lí 7 cánh diều bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Slide điện tử bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lí 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN
Khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11. 1, hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.
Giải rút gọn:
- Môi trường xích đạo ẩm châu Phi bao gồm bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Con người đã khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu, dầu mỏ, bô-xit,…
Khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2 và hình 11.2, hãy trình bày cách thức con khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.
Giải rút gọn:
Môi trường nhiệt đới châu Phi phân bố ở phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.
- Do phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ mưa, tại những khu vực khô hạn, người dân chủ yếu trồng đê; chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thủ; khu vực phía đông có mưa nhiều hơn thị trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu
- Ở những khu vực tập trung khoáng sản, con người đã tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.
Khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 11.3, hình 11.4, hãy nêu những thế mạnh nổi bật của thiên nhiên môi trường hoang mạc được người dân khai thác.
Giải rút gọn:
Môi trường hoang mạc: hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mục Ca-la-ha-ri, Na-mip ở phía nam: khô bạn, lượng mưa rất ít.
- Con người ở môi trường hoang mạc đã khai thác tài nguyên nước, sinh vật để phát triển chăn nuôi du mục.
- Một số quốc gia thuộc môi trường hoang mạc có khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn đã khai thác dầu mỏ, vàng và kim cương để xuất khẩu.
- Thu hút khách du lịch tới tham quan.
Khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.6, hãy cho biết nét nổi bật trong khai thác thiên nhiên ở môi trường địa trung hải.
Giải rút gọn:
- Người dân đã khai thác đặc điểm thiên nhiên về nhiệt độ, lượng mưa, đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt như: nho, ô liu, cam, chanh và cây lương thực như: lúa mì, ngô.
- Dựa vào khoáng sản sẵn có, người dân cũng đã tiến hành khai thác và xuất khẩu phốt phát, khí đốt, dầu mỏ.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy lập bảng theo mẫu sau để thấy được cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của Châu Phi.
Môi trường | Cách thức khai thác thiên nhiên |
Xích đảo ẩm | ? |
Nhiệt đới | ? |
Hoang mạc | ? |
Địa trung hải | ? |
Giải rút gọn:
Môi trường | Cách thức khai thác thiên nhiên |
Xích đảo ẩm | Khai thác tài nguyên đất, nước, rừng; dầu mỏ,… |
Nhiệt đới | trồng kê, chăn nuôi theo hình thức chăn thả, khai thác khoáng sản |
Hoang mạc | Khai thác tài nguyên nước, sinh vật; trong ốc đảo người dân trồng chà là, cam, chanh,… |
Địa trung hải | Khai thác nhiệt độ, lượng mưa , đất và sinh vật để trồng cây ăn quả cận nhiệt |
Câu 2: Hãy nêu giải pháp hạn chế tình trạng hoang mạc hóa ở môi trường hoang mạc châu Phi.
Giải rút gọn:
- Cải tạo hoang mạc thành đất trồng.
- Tăng cường trồng rừng để giảm tác hại của các cơn bão bụi.
- Tiết kiệm nước, xây dựng các công trình thủy lợi
- Phát triển những khu vực rìa sa mạc.
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy thu thập thông tin về cách thức con người khai thác thiên nhiên ở địa phương em.
Giải rút gọn:
- Con người khai thác tài nguyên khoáng sản do nước ta có khoáng sản phong phú về chủng loại, một số loại có trữ lượng lớn như dầu, khí, than, sắt, đồng, bô-xít, chì, kẽm, thiếc, a-pa-tít, đất hiếm, các khoáng sản làm vật liệu xây dựng...
- Việt Nam còn có nhiều hệ sinh thái rừng, với sự đa dạng và phong phú về các loài động vật, thực vật, với khoảng hơn 42 nghìn loài sinh vật đã được xác định…