Slide bài giảng địa lí 6 kết nối bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
Slide điện tử bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lý 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19. THỦY QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC
1. Thủy quyển
Câu 1: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:
a. Kể tên các thành phần chủ yếu của thủy quyển
b. Cho biết nước ngọt tồn tại dưới những dạng nào. Nêu tỉ lệ của từng dạng
Trả lời rút gọn:
a. Các thành phần chủ yếu của thủy quyển: Nước mặn (97,5%), nước ngọt (2,5%).
b. Nước ngọt tồn tại ở 3 dạng gồm nước ngầm (30,1%), băng (68,7%), nước mặt và nước khác (1,2%).
2. Vòng tuần hoàn lớn của nước
Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết:
Câu 1: Nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu?
Trả lời rút gọn:
Nước mưa tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,…
Câu 2: Hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước
Trả lời rút gọn:
Vòng tuần hoàn lớn của nước:
Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở: trong đất, ở sông, hồ,... đại dương, nước ngầm. Sự vận động của nước trong thuỷ quyển: trong sông, hồ, biển, đại dương nước ở trạng thái lỏng. Tuy nhiên, nước luôn luôn bốc hơi hoặc thăng hoa (băng) ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ,... ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì sao?
Trả lời rút gọn:
- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển
- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa
- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm
Câu 2: Nguồn nước ngọt ở Việt Nam đang suy giảm về số lượng và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Em hãy tìm hiểu và cho biết, tình trạng đó dẫn đến những hậu quả gì?
Trả lời rút gọn:
Nguồn nước ngọt ở nước ta đang bị suy giảm về số lượng và ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả:
- Thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Xuất hiện và gia tăng các bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nước ô nhiễm.
- Phải mua nước ngọt từ bên ngoài,…