Slide bài giảng địa lí 6 kết nối bài 12: Núi lửa và động đất
Slide điện tử bài 12: Núi lửa và động đất. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Địa lý 6 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
1. Núi lửa
Câu 1: Quan sát hình 1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy mô tả hiện tượng núi lửa và nguyên nhân hình thành núi lửa.
Trả lời rút gọn:
Mô tả hiện tượng núi lửa: Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng
Câu 2: Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời rút gọn:
Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về nguời và tài sản. Tuy nhiên, các vùng đất đỏ phi nhiêu do dung nham bị phong hoá lại rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
2. Động đất
Câu 1: Quan sát hình 2 và thông tin trong mục 2, em hãy nêu hậu quả do động đất gây ra?
Trả lời rút gọn:
- Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng
- Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
- Gây thiệt hại về người và của,…
Câu 2: Quán sát các hình sau, hãy cho biết những hành động đúng khi động đất xảy ra?
Trả lời rút gọn:
Tất cả những hành động đều đúng.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình.
Trả lời rút gọn:
Em sẽ tìm vị trí trú ẩn như gầm bàn, gầm ghế hoặc góc tường, nhà để tránh đồ vật rơi xuống đầu. Nên ngồi theo tư thế khom lưng, một tay ôm đầu gối, tay còn lại có thể che gáy, ôm đầu để bảo vệ vùng quan trọng này. Sử dụng ba lô để che lên gáy.
Câu 2: Em hãy tìm kiếm thông tin về thảm họa do một trận động đất hoặc núi lửa gây ra trên thế giới và chia sẻ trước lớp.
Trả lời rút gọn:
Động đất tại Nhật Bản năm 2011
Thế giới không thể nào quên thảm họa kép kinh hoàng xảy ra lúc hơn 14 giờ ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản. Đúng 14h46 theo giờ đại phương, đại địa chấn Honshu độ lớn 9,1 khởi phát ngoài khơi hòn đảo Honshu ở phía Đông Bắc nước này, gây ra sóng thần cao đến 40 mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức, 15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết.