Slide bài giảng Đạo đức 5 Chân trời bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí

Slide điện tử bài 12: Em sử dụng tiền hợp lí. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 12. EM SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÝ

 

KHỞI ĐỘNG

Chia sẻ với bạn về việc ưu tiên mua đồ dùng mình cần hay mình thích. Giải thích lí do vì sao

Bài làm rút gọn:

Em sẽ ưu tiên mua đồ dùng mình cần vì: 

+ Giúp em đảm bảo rằng mình sẽ có đủ những đồ dùng cần thiết

+ Tránh lãng phí cho những đồ không cần thiết

+ Đảm bảo việc chi tiêu hợp lí, không bị lãng phí tiền. 

 

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

1. Quan sát tranh và nêu biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý

- Nêu thêm các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lý

Bài làm rút gọn:

a, Biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí: 

- Tranh 1: Lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm hợp lí

- Tranh 2: Chỉ mua đồ dùng mới khi đồ dùng cũ không thể sử dụng được nữa

- Tranh 3: Không mua những đồ vượt quá khả năng kinh tế nếu không cần thiết

- Tranh 4: Chỉ mua những đồ dùng còn thiếu và giá cả phù hợp 

b, Một số biểu hiện khác của việc dùng tiền hợp lí: 

- Tiết kiệm tiền tiêu hàng ngày để mua sách giáo trình hoặc vật dụng học tập cần thiết.

- Sử dụng tiền tiêu vào việc mua đồ học tập như bút, sách vở, thước, bảng và các vật dụng cần thiết khác.

- Tìm kiếm sách giáo trình cũ hoặc tài liệu đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí mua sách.

- Học cách quản lý tiền bằng cách theo dõi các khoản tiền tiêu, lập bảng kế hoạch và đặt mục tiêu tiết kiệm cho tương lai.

 

2. Đọc câu chuyện “NIỀM VUI TIẾT KIỆM” và trả lời câu hỏi:

- Em nhận xét như thế nào về cách chi tiêu của Xô-crat

- Xô-crat tiết kiệm tiền nhằm mục đích gì

- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí? 

Bài làm rút gọn:

- Em thấy cách chi tiêu của thầy Xô-crat rất hợp lí. Thầy sử dụng tiền một cách hợp lí bằng cách đặt ra mục tiêu và dùng tiền để hoàn thành mục tiêu của mình. 

- Xô-crat tiết kiệm tiền vì muốn xây một ngôi trường, giúp đỡ mọi người 

- Theo em, chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí vì: 

  • Đáp ứng nhu cầu cần thiết: Sử dụng tiền để mua những thứ chúng ta thực sự cần như thực phẩm, quần áo, sách giáo trình và đồ dùng học tập.
  • Tiết kiệm và đầu tư: Sử dụng tiền một cách thông minh giúp chúng ta tiết kiệm để có thể đầu tư vào tương lai
  • Tránh lãng phí: Sử dụng tiền hợp lý giúp chúng ta tránh lãng phí bằng cách không mua những thứ không cần thiết hoặc không tốt cho sức khỏe và môi trường.
  • Xây dựng thói quen thông minh: Bằng cách sử dụng tiền hợp lý, chúng ta hình thành được thói quen quản lý tài chính tốt từ khi còn nhỏ, giúp chúng ta trở thành người có khả năng tài chính tốt trong tương lai.
  • Đảm bảo an toàn: Sử dụng tiền một cách hợp lý giúp chúng ta tránh rủi ro và không bị lừa đảo hoặc mất tiền một cách không cần thiết.

 

3. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

- Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ trả lời câu hỏi của Cốm và Bin như thế nào? 

- Nêu thêm các cách sử dụng tiền hợp lí

Bài làm rút gọn:

a, Trả lời câu hỏi của Cốm và Bin: 

- Túi chia sẻ: sẽ dùng trong cách trường hợp như quà tặng cho gia đình, đi chơi với bạn bè, người yêu, thỉnh thoảng đãi đồng nghiệp một bữa, hoặc là làm từ thiện. 

- Nên chia phần trăm cho mỗi túi như sau: 

+ Tiền chi tiêu: 60%

+ Tiền tiết kiệm: 25%

+ Tiền chia sẻ: 15%

b, Các cách sử dụng tiền hợp lí khác: 

+ Không mua đồ chơi khi ở nhà vẫn còn nhiều

+ Mua những thứ cần thiết trước. 

+ Không tiêu tiền vào những mục đích vô bổ như chơi game, ăn uống đồ ăn độc hại,..

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào sau đây? Vì sao? 

a, Gia đình của Bin đang gặp khó khăn về kinh tế những bạn lại xin mẹ mua đồ chơi đắt tiền

b. Na hạn chế ăn quà vặt, bạn chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và có ích cho sức khoẻ. 

c. Cốm muốn mua một cây bút đắt tiền giống như Tin khi đi nhà sách cùng chị

Bài làm rút gọn:

a. Em không đồng tình vì gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế nên việc xin mẹ mua đồ chơi đắt tiền là không hợp lí. 

b. Em đồng tình vì hạn chế ăn quà vặt và chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và có ích cho sức khoẻ là một quyết định hợp lý. 

c. Em không đồng tình vì việc mua một cây bút đắt tiền giống như người khác là không hợp lý. 

Câu 2: Nhận xét các ý kiến sau

- Ý kiến 1: Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần sử dụng tiền hợp lí

- Ý kiến 2: Sử dụng tiền hợp lí vì tiền là do công sức lao động vất vả làm ra. 

- Ý kiến 3: Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển

- Ý kiến 4; Sử dụng tiền hợp lí vì đây là hành động thể hiện yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình 

Bài làm rút gọn:

- Ý kiến 1: Ý kiến này không chính xác. Sử dụng tiền hợp lí là một phương pháp thông minh và có lợi cho tất cả mọi người, không chỉ riêng những người gặp khó khăn. 

- Ý kiến 2: Ý kiến này đúng. Tiền là kết quả của công sức lao động và thời gian đầu tư, do đó việc sử dụng tiền một cách hợp lý là cách trân trọng và tôn trọng công sức lao động.

- Ý kiến 3: Sử dụng tiền hợp lí là cách góp phần giúp kinh tế đất nước phát triển: Ý kiến này đúng. Sử dụng tiền hợp lý không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. 

- Ý kiến 4: Sử dụng tiền hợp lí vì đây là hành động thể hiện yêu thương, trân trọng công sức lao động của người thân trong gia đình: Ý kiến này đúng. 

 

Câu 3: Xử lí tình huống:

Tình huống 1: Bố mẹ cho Bin 100 000 đồng để đi tham quan cùng lớp. Chuyến đi bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng mới đến 11 giờ trưa, Bin đã tiêu hết tiền. Bin không nhớ mình đã tiêu thế nào mà hết nhanh như vậy

- Em có đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin không? Vì sao? 

- Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu như thế nào cho hợp lí? 

Tình huống 2: Mẹ bảo Cốm nên đưa số tiền để dành để mẹ giúp mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Cốm phân vân với ý kiến của mẹ

Nếu em là Cốm, em sẽ làm gì? 

Tình huống 3Tin được mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập nhưng Tin lại dùng tiền đó để mua đồ chơi

Nếu là Tin, em sẽ sử dụng như thế nào? Vì sao

Tình huống 4: 

Tiền lì xì vào dịp tết và tiền để dành, Na bỏ hết vào ống tiết kiệm. Vào năm học mới, Na đem số tiền này mua dụng cụ học tập. Em họ của Na sang chơi và xin bộ dụng cụ học tập cũ nhưng Na từ chối: “ Không được!Bộ mới chị dùng, còn bộ này chị cất để dành” 

- Việc làm của Na hợp lí và chưa hợp lí chỗ nào? Vì sao? 

- Em sẽ khuyên Na điều gì? 

Bài làm rút gọn:

Tình huống 1:

- Em không đồng tình với cách sử dụng tiền của Bin vì Bin đã tiêu hết tiền một cách nhanh chóng và không nhớ rõ đã chi tiêu như thế nào. Điều này cho thấy Bin đã không sử dụng tiền một cách hợp lí và không có sự quản lý tài chính tỉnh táo.

- Nếu là Bin, em sẽ chi tiêu tiền một cách hợp lí bằng cách chia nhỏ số tiền và tính toán trước những khoản chi phí dự kiến trong chuyến đi. 

Tình huống 2:

- Nếu là Cốm, em sẽ nghe theo ý kiến của mẹ và đưa số tiền để dành để mở sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Điều này cũng giúp Cốm hình thành thói quen tiết kiệm và định hướng tài chính tốt trong tương lai.

Tình huống 3:

- Nếu là Tin, em sẽ sử dụng tiền để mua đồ dùng học tập như mẹ đã yêu cầu. Tiền được cung cấp để mua đồ dùng học tập có mục đích nhất định và là một đầu tư vào việc học của Tin.

Tình huống 4:

- Việc làm của Na chưa hợp lí ở chỗ dù bộ học tập cũ vẫn dùng được nhưng Na lại mua bộ mới và để dành bộ cũ

- Em sẽ khuyên Na nên dùng bộ cũ và cất bộ mới đi để dành. Nếu không thì nên chia sẻ cho em gái bộ cũ. 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Thực hiện việc tiết kiệm và ghi chép chi tiêu theo mẫu gợi ý

Thời gian

Nội dung chi

Số tiền đã chi

Số tiền tiết kiệm

 

Bài làm rút gọn:

Thời gian

Nội dung chi

Số tiền đã chi

Số tiền tiết kiệm

3/2

Mua áo khoác

100 000 đồng

50 000 đồng

4/2

Mua hộp bút

20 000

10 000

5/2

Mua vở

30 000

10 000

6/2

Mua đồ chơi mới

50 000 

 

Câu 2: So sánh số tiền em có với số tiền đã chi tiêu và cắt giảm những khoản không cần thiết. 

Bài làm rút gọn:

- Số tiền em đã tiêu trong 3 ngày (3-5/2): 200 000 đồng 

- Số tiền em có: 270 000 đồng

- Em thấy tiền mua đồ chơi đang chưa hợp lí, vì em đã có đồ chơi cũ ở nhà. Em nghĩ mình chỉ nên dành ít tiền để mua đồ chơi, số tiền còn lại dùng để mua bút, sách.