Slide bài giảng Đạo đức 5 cánh diều Bài 3: Em nhận biết khó khăn
Slide điện tử Bài 3: Em nhận biết khó khăn. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 5 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. EM NHẬN BIẾT KHÓ KHĂN
KHỞI ĐỘNG
Tham gia trò chơi Ai nhanh ai đúng?
Cách chơi: Mỗi đội lần lượt tìm và nêu ra các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về đức tính siêu năng, vượt khó trong học tập và cuộc sống. Đội nào tìm được nhiều câu đúng và nhanh nhất sẽ thắng cuộc
Bài làm rút gọn:
Một số câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
- Non cao cũng có đường trèo/ Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Trời nào có phụ ai đâu/ Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối
KHÁM PHÁ
1. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
a. Em hãy nêu những khó khăn của các bạn trong những bức tranh trên
b. Hãy kể thêm những khó khăn trong học tập và cuộc sống mà em biết
Bài làm rút gọn:
a, Những khó khăn của các bạn trong những bức tranh trên:
- Hình 1: Bố Nam đi làm xa, mẹ lại bị ốm nên Nam phải ở nhà phụ giúp mẹ làm việc nhà
- Hình 2: Không nhớ kiến thức môn toán của học kì trước
- Hình 3: Bạn nam bị ốm ngay khi sắp kiểm tra học kì
- Hình 4: Nhà bạn nữ bị cháy
b. Những khó khăn trong học tập và cuộc sống:
- Không nhớ công thức toán mà cô đã dạy
- Bị các bạn nói xấu, nói những lời lẽ không đúng
- Bị sốt gần ngày thi
- Phải nấu cơm, làm việc nhà vì bố mẹ đi làm xa, ông bà đang ốm.
2. Đọc câu chuyện “MỘT HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” và trả lời câu hỏi:
a. Bạn Thảo đã vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống như thế nào?
b. Sự vượt khó đó đã mang lại điều gì cho Thảo?
c. Vì sao chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống?
Bài làm rút gọn:
a. Bạn Thảo đã vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống bằng cách:
- Vừa giúp đỡ bố mẹ, vừa chăm chỉ học tập
- Phân chia thời gian phù hợp để làm được nhiều công việc khác nhau:
+ Sáng dậy sớm đi học
+ Chiều cho gà vịt ăn, rồi tưới rau giúp đỡ bố mẹ
- Có những phương pháp học tập phù hợp:
+ Ở lớp tập trung học, có những chỗ nào không hiểu thì hỏi ngay thầy cô, bạn bè
+ Buổi tối tranh thủ học và làm bài
+ Sáng dậy sớm để xem lại những bài đã học
b. Sự vượt khó đó đã giúp Thảo vừa làm được việc nhà giúp đỡ bố mẹ, vừa học giỏi và được mọi người ngưỡng mộ
c. Vì sao chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong học tập và cuộc sống?
+ Cuộc sống lúc nào cũng có những khó khăn. Chỉ khi biết vượt qua những khó khăn đó, chúng ta mới mạnh mẽ, trưởng thành và biết cách sống tự lập.
+ Bên cạnh đó, khi vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều khả năng của bản thân, hoàn thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây:
a. Chỉ con nhà nghèo mới cần vượt khó vươn lên
b. Làm bất cứ công việc gì cũng cần vượt khó thì mới thành công
c. Ý chí vượt qua khó khăn là do bẩm sinh nên không cần rèn luyện.
d. Vượt qua khó khăn giúp chúng ta biết quý trọng công sức của mình và người khác
e. Vượt qua khó khăn làm chúng ta mất nhiều thời gian cho mỗi công việc
g. Để vượt qua khó khăn, chúng ta luôn cần đến sự giúp đỡ của người khác trong mọi công việc
Bài làm rút gọn:
a. Ý kiến này không chính xác. Không chỉ có con nhà nghèo mới cần vượt khó để vươn lên.
b. Ý kiến này mang tính chất chung chung và không hoàn toàn đúng. Mặc dù vượt khó có thể là một yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công, không phải công việc nào cũng đòi hỏi phải vượt khó.
c. Ý kiến này không chính xác. Ý chí vượt qua khó khăn không phải là một khả năng bẩm sinh mà là một kỹ năng có thể được rèn luyện.
d. Ý kiến này chính xác. Vượt qua khó khăn giúp chúng ta hiểu và đánh giá đúng giá trị của công sức và nỗ lực mà chúng ta bỏ ra.
e. Ý kiến này không chính xác. Mặc dù vượt qua khó khăn có thể mất thời gian và năng lượng, nhưng nó cũng mang lại những kinh nghiệm và học hỏi quý giá.
f. Ý kiến này chính xác. Để vượt qua khó khăn, chúng ta thường cần sự giúp đỡ của người khác. Có một môi trường hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ từ người khác có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách một cách hiệu quả hơn.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi, việc làm nào dưới đây? Vì sao?
a. Mỗi khi gặp bài tập khó, Hùng mở ngay sách có lời giải ra chép.
b. Dù còn mệt sau đợt ốm, nhưng Hùng vẫn cố gắng tập thể dục đều đặn mỗi sáng
c. Biết mình nói năng chưa lưu loát, Hà thường lảng tránh các hoạt động tập thể.
d. Mỗi khi gặp khó khăn, Lan thường tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề
e. Thấy mình chưa học giỏi môn Tiếng Việt, Trường chỉ biết than phiền với bạn bè
Bài làm rút gọn:
a. Em không đồng tình với hành vi này. Mở sách có lời giải để chép khi gặp bài tập khó không phải là cách tốt để học.
b. Em đồng tình với hành vi này. Dù còn mệt sau đợt ốm, nhưng việc tập thể dục đều đặn mỗi sáng là một hành vi tích cực và có lợi cho sức khỏe của Hùng.
c. Em không đồng tình với hành vi này. Sự lảng tránh các hoạt động tập thể do Hà nghĩ rằng nó sẽ làm lộ ra khả năng nói chưa lưu loát là một hành vi tự hạn chế.
d. Em đồng tình với hành vi này. Tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn là một hành vi sáng tạo và linh hoạt.
e. Em không đồng tình với hành vi này. Thay vì chỉ than phiền, Trường nên nỗ lực hơn trong việc học môn Tiếng Việt. Việc chia sẻ với bạn bè có thể mang lại sự động viên và hỗ trợ tinh thần, nhưng không giải quyết được vấn đề nếu không có sự cố gắng và nỗ lực của bản thân.
Câu 3: Nhận xét về sự vượt qua khó khăn của các bạn trong trường hợp dưới đây
Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi đôi chân của Khánh. Để tự động viên mình, Khánh đã đọc sách về những tấm gương vươn lên của người khuyết tật. Được người thân và bạn bè giúp đỡ, Khánh đã nỗ lực, vượt qua nghịch cảnh và nhanh chóng trở lại trường học tập, rèn luyện và tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin
Tính huống 2: Để khắc phục nhược điểm nói lắp. An đã tìm kiếm và học hỏi qua các biện pháp từ sách, báo, trên Internet và thử rèn luyện. Qua vài tuần tập luyện nhưng chưa thấy kết quả, An rất nản lòng và không còn muốn sửa chữa khuyết điểm nữa.
Tình huống 3: Trang cùng gia đình chuyển từ thành phố về nông thôn sinh sống. Cách sống và giọng nói khác biệt của mọi người đã gây cho Trang nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt. Để vượt qua điều đó, Trang đã tìm hiểu phong tục, thói quen sinh hoạt của người dân địa phương và các bạn trong lớp, tích cực nói chuyện và tham gia các hoạt động chung của tập thể. Trang còn mời các bạn về nhà chơi vào những dịp cuối tuần. Không lâu sau, Trang đã hoà nhập được với cuộc sống nơi đây.
Bài làm rút gọn:
Tình huống 1: Khánh là một học sinh không may bị khuyết tật. Tuy nhiên, Khánh không chịu khuất phục trước số phận. Bạn ấy đã tìm nguồn cảm hứng cho bản thân từ những tấm gương sáng, bạn “tận dụng” sự khích lệ, động viên của bạn bè, thầy cô để vươn lên khỏi nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho những bạn khác noi theo.
Tình huống 2: An không may bị nói lắp. Bạn đã từng có nghị lực vươn lên để rèn luyện. Tuy nhiên, bạn An dễ bị nản chí nên bạn đã từ bỏ giữa chừng. Điều đó đã không thể giúp bạn chữa được khuyết điểm nói lắp.
Tình huống 3: Trang là một học sinh rất chịu khó tìm hiểu và tìm cách thích nghi với môi trường mới. Điều đó đã giúp bạn vượt qua những khó khăn gặp phải, sống hòa nhập vui vẻ với mọi người.
VẬN DỤNG
Câu 1: Chia sẻ với bạn về những khó khăn mà em đã và đang gặp phải trong học tập, cuộc sống. Em đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó
Bài làm rút gọn:
- Khó khăn của em: Do bố mẹ đi làm ăn xa, cuối tuần mới về. Nên em ở nhà với ông bà. Do ông bà đã già yếu nên em vừa học, vừa làm việc nhà đỡ đần ông bà. Em phải làm khá nhiều, đến tối muộn mới có thời gian rảnh để ngồi học. Do đó nên em thường đi ngủ muộn và cảm thấy buồn ngủ khi phải dậy sớm đi học vào buổi sáng.
- Em đã vượt qua bằng cách:
+ Em đã lên kế hoạch những việc cần làm, sắp xếp chúng và ưu tiên những việc quan trọng
+ Nếu có nhiều bài, em sẽ ngủ sớm và sáng dậy sớm để học thay vì thức khuya
+ Em sẽ tận dụng những giờ giải lao trên lớp để làm một số bài tập về nhà.
Câu 2: Em hãy chọn và chia sẻ với các bạn nội dung, ý nghĩa của một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn,..về vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống mà em thích nhất
Bài làm rút gọn:
Em thích nhất câu: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Ý nghĩa: Câu tục ngữ khuyên con người phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Khi đã làm việc gì dù khó khăn cũng phải cố gắng đến cùng, không được bỏ cuộc. Những sóng gió cuộc đời, những thất bại mà ta gặp phải sẽ là bài học giúp chúng ta rèn luyện, trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm hơn.