Slide bài giảng công nghệ 8 chân trời bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

Slide điện tử bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7. NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

Câu hỏi: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí (Hình 7.1) có đặc điểm như thế nào? Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí có phù hợp với em không?

Trả lời rút gọn:

- Một số ngành nghề: kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên cơ khí, thợ cơ khí.

- Đặc điểm cơ bản:

+ Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.

+ Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

+ Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

 

1. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí 

Câu hỏi 1: Theo em Hình 7.2 minh họa những ngành nghề nào trong lĩnh vực cơ khí?

A collage of several images of a robot

Description automatically generated

Trả lời rút gọn:

a) Kĩ sư cơ khí

b) Kĩ sư cơ khí, kĩ thuật viên cơ khí

c) Thợ cơ khí

d) Thợ cơ khí

 

Câu hỏi 2: Hãy kể những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí mà em biết.

Trả lời rút gọn:

- Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.

- Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

- Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

 

2. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí 

Câu hỏi 3: Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần có những phẩm chất như thế nào để thực hiện được các công việc như trong Hình 7.3?

A collage of people working in a factory

Description automatically generated

Trả lời rút gọn:

- Có tính kiên trì, óc quan sát tốt, tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chính xác cao.

- Yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới; yêu thích và có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.

 

Câu hỏi 4: Bản thân em có những phẩm chất và năng khiếu nào phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí?

Trả lời rút gọn:

Em xem xét bản thân có phẩm chất và năng lực nào trong các phẩm chất và năng lực sau

 

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Nêu tên và mô tả đặc điểm cơ bản của các ngành nghề được minh họa trong Hình 7.4.

A person in a purple jumpsuit standing next to a car

Description automatically generated

Trả lời rút gọn:

a) Thợ cơ khí: trực tiếp lắp ráp, sửa chữa, động cơ và các thiết bị cơ khí của các loại xe cơ giới.

b) Kĩ thuật viên cơ khí: hỗ trợ kĩ thuật, lắp ráp, sửa chữa, gia công cơ khí.

c) Kĩ sư cơ khí: thiết kế, giám sát, tham gia vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí.

 

Câu hỏi 2: Những nghề nghiệp được minh hoạ trong Hình 7.4 có yêu cầu như thế nào về phẩm chất và năng lực?

Trả lời rút gọn:

Phẩm chất:

- Có tính kiên trì, óc quan sát tốt, tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chính xác cao.

- Yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới; yêu thích và có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.

Năng lực: 

- Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.

- Có kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.

 

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Kể tên một số công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.

Trả lời rút gọn:

- PROSTEEL TECHNO Việt Nam - Công Ty TNHH PROSTEEL TECHNO Việt Nam

- Cơ Khí Thông Phát - Công Ty TNHH Cơ Khí Thông Phát

 

Câu hỏi 2: Em hãy kể tên một số trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại địa phương em ở có đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí.

Trả lời rút gọn:

ĐH Bách Khoa Hà Nội.

ĐH Hàng Hải Việt Nam.

ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.