Slide bài giảng công nghệ 8 chân trời bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Slide điện tử bài 3: Bản vẽ kĩ thuật. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 8 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3. BẢN VẼ KĨ THUẬT
Câu hỏi: Hình 3.1 cho ta biết kĩ sư dựa trên cơ sở nào để kiểm tra chi tiết máy?
Trả lời rút gọn:
Bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu và các yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết máy.
1. Bản vẽ chi tiết
Câu hỏi 1: Bản vẽ chi tiết ở Hình 3.2 cho ta biết được những thông tin gì về vòng đệm?
Trả lời rút gọn:
- Khung tên:
- Hình biểu diễn: các hình hiếu thể hiện hình dạng của vòng đệm.
- Kích thước
- Yêu cầu kĩ thuật
2. Bản vẽ lắp
Câu hỏi 2: Hãy liệt kê các hình biểu diễn và các chi tiết được lắp với nhau trong bản vẽ lắp bu lông, đai ốc ở Hình 3.3.
Trả lời rút gọn:
- Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng.
- Các chi tiết được lắp với nhau:
3. Bản vẽ nhà
Câu hỏi 3: Trên Hình 3.4 có các hình biểu diễn nào?
Trả lời rút gọn:
- Mặt đứng A - A: hình chiếu đứng biểu diễn mặt trước của ngôi nhà.
- Mặt cắt B - B: hình chiếu cạnh, thể hiện các bộ phận và kích thước của ngồi nhà theo chiều cao.
- Mặt bằng: hình cắt bằng, thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng, ...
Câu hỏi 4: Bản vẽ nhà cho ta biết những thông tin nào của ngôi nhà?
Trả lời rút gọn:
Bản vẽ nhà thường có các bình biểu diễn sau:
- Mặt đứng: là hình chiếu đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.
- Mặt bằng: là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi mặt phẳng cắt nằm ngang đi qua các cửa sổ; thể hiện vị trí, kích thước các tường, cửa đi, cửa sổ, cách bố trí các phòng... Nếu nhà có nhiều tầng thì mỗi tầng được thể hiện bằng một bản vẽ mặt bằng riêng,
- Mặt cắt: là hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh. Mặt cắt thể hiện các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: So sánh nội dung cần đọc của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
Trả lời rút gọn:
- Giống nhau
+ Đều là bản vẽ kĩ thuật.
+ Đều có các khung tên, hình biểu diễn và các kích thước.
- Khác nhau:
+ Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật và chỉ biểu diễn 1 chi tiết.
+ Bản vẽ lắp có bảng kê, phân tích chi tiết, tổng hợp và biểu diễn được nhiều chi tiết.
Câu hỏi 2: Đọc bản vẽ chi tiết đai ốc (Hình 3.5) theo quy trình đã học và ghi kết quả vào vở.
Trả lời rút gọn:
1. Khung tên
- Tên gọi sản phẩm: Đai ốc
- Vật liệu chế tạo: Thép
- Tỉ lệ: 2:1
2. Hình biểu diễn Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh
3. Kích thước
- Đường kính ngoài 34,64 mm
- Đường kính trong 20 mm
- Chiều dài đai ốc: 40 mm
- Bề dày đai ốc: 16 mm
4. Yêu cầu kĩ thuật làm tù cạnh, mạ kẽm
Câu hỏi 3: Đọc bản vẽ nhà một tầng (Hình 3.6) theo quy trình đã học.
Trả lời rút gọn:
1. Khung tên
2. Hình biểu diễn
3. Kích thước
4. Các bộ phận chính
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy đọc bản vẽ ở Hình 3.7 để yêu cầu bác thợ mộc đóng cho em một cái giá sách đúng như bản vẽ.
Trả lời rút gọn:
1. Khung tên
2. Bảng kê
3. Hình biểu diễn
4. Kích thước
5. Phân tích chi tiết
6. Tổng hợp