Slide bài giảng công nghệ 7 kết nối bài 5: nhân giống vô tính cây trồng
Slide điện tử bài 5: nhân giống vô tính cây trồng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 7 kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 5: NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS xem video clip về nhân giống vô tính cây trồng: (3) Nhân giống vô tính loài hoa bằng Invitro | VCT16 - YouTube
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:
I. Khái niệm
II. Các phương pháp nhân giống vô tính
- Giâm cành
- Ghép
- Chiết cành
III. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
- Vật liệu dụng cụ
- Các bước tiến hành
IV. Luyện tập
V. Vận dụng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I SGK tr.21 va trả lời câu hỏi: Nhân giống vô tính cây trồng là gì?
Nội dung ghi nhớ:
Nhân giống vô tính cây trồng là hình thức tạo ra giống cây trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng (lá, thân, rễ) của cây mẹ.
+ Cây con được tạo ra mang các đặc điểm giống cây mẹ.
+ Áp dụng cho các loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.
2. Các phương pháp nhân giống vô tính
GV chia lớp thành các nhóm, tìm hiểu :
- Nhóm 1 : phương pháp giâm cành
- Nhóm 2 : phương pháp ghép cành
- Nhóm 3 : phương pháp chiết cành
Nội dung ghi nhớ:
1. Giâm cành
Kĩ thuật giâm cành chanh:
- Chuẩn bị giá thể giâm cành (đất, xơ dừa, tro, cát.
- Khử trùng dụng cụ cắt: ngâm lưỡi dao 30 phút trong dung dịch thuốc tẩy gia dụng một phần và chín phần nước sau đó rửa lại bằng nước sạch và để khô.
- Cắt cành giâm nhân giống cây chanh theo đúng yêu cầu: Cắt 15cm từ đầu cành non khỏe mạnh.
- Xử lý cành giâm kích thích phát triển: Loại bỏ tất cả các lá trừ ba ở đầu cắt cây chanh. Nhúng phần cuối của vết cắt vào nước và sau đó vào bột nội tiết tố.
- Trồng cành giâm: sử dụng 1 cây bút chì tạo lỗ trong chậu trồng đủ sâu để khi cành cắt được trồng, ba nút được chôn. Đặt vết cắt vào lỗ rồi tưới nhẹ và che phủ môi trường trồng xung quanh nó bằng túi nilon trong.
- Chăm sóc: Đặt cây chanh trong chậu cắt ở khu vực nhận ánh sáng mặt trời gián tiếp, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại.
2. Ghép
- Dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép) và bó lại.
- Chất dinh dưỡng đi từ gốc ghép sang phần được ghép, phần được ghép tiếp tục phát triển.
3. Chiết cành
- Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ.
- Lấy dao tách một đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc ni-lông ra ngoài, dùng dây buộc chặt hai đầu.
- Khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ, cắt khỏi cây mẹ, đem trồng.
3. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
- GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành.
Nội dung ghi nhớ:
1. Vật liệu dụng cụ
- Mẫu thực vật: cành bánh tẻ của một số loại cây phổ biến (rau ngót, khoai lang, hoa hồng,…), mỗi loại 20 cành.
- Dụng cụ: dao, kéo, khay đất, luống đất ẩm, thuốc kích thích ra rễ, nước sạch, lọ thủy tinh, bình tưới nước.
2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Chọn cành giâm. Chọn cành bánh tẻ không quá non, quá già, cành khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
- Bước 2: Cắt cành giâm. Dùng dao cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 5-10cm, có từ 2-4 lá, cắt bớt phiến lá.
- Bước 3: Xử lí cành giâm. Nhúng gốc cành giâm sau khoảng 1-2cm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ.
- Bước 4 : Cắm cành giâm. Cắm cành giâm hơi chếch vào khay đất hay luống đất ẩm.
- Bước 5: Chăm sóc cành giâm. Tưới nước giữ ẩm.
……………………………………………….