Slide bài giảng Công dân 9 Kết nối bài 4: Khách quan và công bằng

Slide điện tử bài 4: Khách quan và công bằng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy trình bày các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự khách quan, công bằng?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  1. Khách quan và biểu hiện của khách quan
  2. Công bằng và biểu hiện của công bằng
  3. Rèn luyện thái độ khách quan, công bằng
  4. Luyện tập và Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khách quan và biểu hiện của khách quan

Thảo luận cùng các bạn và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra các biểu hiện và ý nghĩa của khách quan? 

Nội dung ghi nhớ:

- Biểu hiện của khách quan: xuất phát từ thực tế, phản ánh thực tế một cách trung thực, tôn trọng sự thật, đánh giá đối tượng dựa trên dữ liệu có thể quan sát, đo lường và chứng minh được.

- Ý nghĩa của khách quan: Khách quan giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật, sự việc, con người, từ đó có các quyết định chính xác trong công việc và cách ứng xử văn hoá trong các mối quan hệ.

- Nếu nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ dẫn tới những sai lầm trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ.

2. Công bằng và biểu hiện của công bằng

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra những biểu hiện của công bằng và nêu vai trò?

Nội dung ghi nhớ:

- Biểu hiện: đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.

- Vai trò của công băng: 

  • Giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống. 
  • Góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh. 
  • Trái lại, thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.

3. Rèn luyện thái độ khách quan, công bằng

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em, cần làm gì để rèn luyện thái độ khách quan, công bằng?

Nội dung ghi nhớ:

- Nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc khách quan, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

- Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá việc làm của bản thân và những người xung quanh.

- Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.  

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?

A. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.

B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.

C. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.

D. Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.

Câu 2: Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?

A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không 

B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.

D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.

Câu 3: Trong lúc chờ tính tiền tại siêu thị, khi mọi người đang xếp hàng thì anh B lại cố tình chen lấn để vượt lên đầu hàng và đề nghị thu ngân thanh toán trước cho mình. Nếu em là một trong những người xếp hàng ở đấy, em sẽ xử lí như thế nào?

A. Xông vào đánh anh B vì hành vi thiếu lễ phép đó.

B. Mặc kệ anh B, dù gì cũng có người lên tiếng chống lại hành động đó của anh.

C. Nhẹ nhàng nhắc nhở anh B nên tuân theo quy định xếp hàng, vì có rất nhiều người đang phải đợi.

D. Gọi công an tới xử lí hành động gây rối của anh.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Gv đưa ra một giả thiết, các em hãy đọc kĩ và giải quyết vấn đề: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều trái pháp luật em nên làm gì?