Slide bài giảng Công dân 9 Kết nối bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Slide điện tử bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 9 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 3: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Các em đọc và thực hiện nhiệm vụ sau: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  1. Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng 
  2. Tham gia các hoạt động cộng đồng
  3. Luyện tập
  4. Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng

HS thảo luận hoàn thành nội dung sau: 

1. Em hãy kể tên những hoạt động cộng đồng mà em biết? 

2. Em hãy nêu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của những hoạt động đó.

Nội dung ghi nhớ:

- Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

- Một số hoạt động cộng đồng tiêu biểu như: 

  • thiện nguyện, nhân đạo; 
  • đền ơn đáp nghĩa; bảo vệ môi trường, cảnh quan; 
  • phòng, chống tệ nạn xã hội; 
  • gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc;…

- Ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng:

+ Đối với cá nhân: 

  • giúp mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng; 
  • có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào công việc chung của tập thể, xã hội; 
  • nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến;...

+ Đối với cộng đồng: 

  • phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội; 
  • tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng; 
  • xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan toả những giá trị tích cực; 
  • góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

2. Tham gia các hoạt động cộng đồng

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Em chia sẻ những việc học sinh cần làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng?

Nội dung ghi nhớ:

- Học sinh cần: 

  • Tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức; 
  • Tích cực vận động người thân, bạn bè cùng tham gia; 
  • Lên án những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?

A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.

B. Tham gia các câu lạc bộ.

C. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.

D. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí. 

Câu 2: Hoạt động nào không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Tham gia các tổ chức mua bán, vận chuyển chất cấm.

B. Ủng hộ quần áo cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt.

C. Tham gia chương trình “Hiến máu nhân đạo”.

D. Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cảnh quan khu xóm.

Câu 3: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?

A. Yêu nước, yêu tập thể.

B. Rộng lượng, chân thành.

C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.

D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS đưa ra cách xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1: Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H?

Tình huống 2: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?