Slide bài giảng Âm nhạc 9 kết nối Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu vồng, Nghe nhạc Bài hát Thời thanh niên sôi nổi

Slide điện tử Tiết 5: Hát Bài hát Bảy sắc cầu vồng, Nghe nhạc Bài hát Thời thanh niên sôi nổi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 9 kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2 - TIẾT 5

HÁT BÀI BẢY SẮC CẦU VỒNG

NGHE NHẠC: BÀI HÁT THỜI THANH NIÊN SÔI NỔI

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV tổ chức cho HS cả lớp lắng nghe bài hát Khát vọng tuổi trẻ (nhạc sĩ Vũ Hoàng) kết hợp vận động nhẹ nhàng theo giai điệu, lời ca bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=VoPbOfoM8CM 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+ Kể tên một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ mà em biết.

Gợi ý:

+ Cảm nhận về bài hát Khát vọng tuổi trẻ: Bài hát Khát vọng tuổi trẻ là một trong những bài ca truyền cảm hứng mạnh mẽ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Từ giai điệu cho đến ca từ, bài hát mang đến một thông điệp rõ ràng về sự khao khát, nhiệt huyết và tinh thần vượt qua thử thách để đạt được ước mơ.

+ Một số bài hát khác về khát vọng tuổi trẻ: Đường đến ngày vinh quang - Bức Tường; Tuổi trẻ tài cao - Trọng Tấn; Khát vọng chiến thắng – Nguyễn Hải Phong; Tự nguyện - Trịnh Công Sơn; Khát khao hơn - Vũ Cát Tường;...

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

1. Học bài hát Bảy sắc cầu vồng 

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu xuất xứ bài hát

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày một số thông tin chính về nhạc sĩ Hoàng Vân và xuất xứ bài hát Bảy sắc cầu vồng.

Nội dung ghi nhớ:

- Nhạc sĩ Hoàng Vân: 

+ Tên thật là Lê Văn Ngọ (1930 – 2018). 

+ Ông là người có sự nghiệp sáng tác phong phú và thành công ở nhiều thể loại, nhiều sáng tác đã trở thành bài hát truyền thống của các ngành nghề và địa phương.

– Xuất xứ bài hát Bảy sắc cầu vồng: được nhạc sĩ Hoàng Vân viết theo đơn đặt hàng cho Chương trình trò chơi truyền hình do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ năm 1996 đến năm 1998, phỏng thơ Như Mai. Đây là cuộc thi kiến thức dành cho lứa tuổi học sinh THPT có quy mô toàn quốc.

KẾT LUẬN: Các màu sắc cầu vồng trong bài hát tạo ra một cuộc sống thú vị, ý nghĩa hơn. Màu cầu vồng là hiện thân cho sự trọn vẹn và hoàn hảo nhất.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bài hát

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, kết hợp khai thác thông tin SGK tr và trả lời câu hỏi: 

Nêu nội dung và ý nghĩa của bài hát Bảy sắc cầu vồng.

Bài hát được chia như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Nội dung, ý nghĩa: thể hiện sự đoàn kết, khát vọng xây dựng tương lai tươi sáng và tình yêu quê hương đất nước luôn trong tin của thế hệ trẻ.

- Hình thức: chia làm 4 câu và phần kết là 1 câu hát:

+ Câu 1 + 2: Cầu vồng bảy sắc ... bảy nốt nhạc.

+ Câu 3 + 4: Sáng những giấc mơ ... ta lên đường.

+ Câu kết: Đồ rê mí ... cùng nhau đi tới.

Nhiệm vụ 3: khởi động giọng và dạy hát

- GV đàn và hát mẫu 1 – 2 câu đầu, bắt nhịp cho cả lớp cùng hát. 

Nội dung ghi nhớ:

- Nhịp 2/4.

- Dấu nối, đảo phách.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

GV hướng dẫn HS luyện tập, thực hiện bài hát Bảy sắc cầu vồng theo các hình thức:

- Song ca nam nữ: Cầu vồng bảy sắc ... bảy nốt nhạc.

- Hòa giọng: Sáng những giấc mơ ... cùng nhau đi tới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Hát bè (bè giai điệu).

+ Nhóm 2: Hát bè 2.

- GV yêu cầu: Nêu cảm nhận của em sau khi học bài hát Bảy sắc cầu vồng.