Slide bài giảng Âm nhạc 9 chân trời Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nghe nhạc Mẹ yêu con

Slide điện tử Bài 5: Thường thức âm nhạc Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nghe nhạc Mẹ yêu con. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2: ƠN NGHĨA SINH THÀNH

BÀI 5:

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ

NGHE NHẠC: MẸ YÊU CON

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS hát bài Tình mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Hải kết hợp với gõ đệm để tạo không khí.

- GV tổ chức trò chơi Nghe nhạc đoán tên bài hát.

- GV phổ biến luật chơi: GV đàn giai điệu/cho nghe file âm thanh một vài câu trong các bài hát có chủ đề viết về người mẹ hoặc chủ đề gia đình. HS nghe giai điệu và đoán tên tác giả, tên bài hát.

Gợi ý:

Tên tác giả, tên bài hát lần lượt:

+ Bài 1: Hoàng Vân – Niềm vui gia đình.

+ Bài 2: Phạm Trọng Cầu – Cho con.

+ Bài 3: Dương Thiệu Tước – Ơn nghĩa sinh thành.

+ Bài 4: Nguyễn Văn Tý – Mẹ yêu con.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

1. Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý

- GV yêu cầu các nhóm đọc nội dung trong SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1 + 4: Tóm tắt những nét khái quát về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (tiểu sử, ảnh hưởng của truyền thống gia đình,...). 

+ Nhóm 2 + 5: Trình bày đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

+ Nhóm 3 + 6: Trình bày các bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

Nội dung ghi nhớ:

- Tiểu sử: sinh ngày 05/03/1925 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Ảnh hưởng của truyền thống gia đình:

+ Cha là người chơi đàn hay, thạo hát văn, hát chèo và ca trù.

+ Từ nhỏ ông được học hát, nhạc lí cơ bản và đàn guitar.

+ Ông có giọng hát hay và thường hát những bài dân ca.

+ Ông bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947.

- Đặc điểm âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: giàu cảm xúc trữ tình, giai điệu ngọt ngào, đằm thắm, lời ca giản dị và gần gũi, chân tình.

- Một số bài hát:

+ Mang âm hưởng dân ca: Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Bài ca năm tấn, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh,...

+ Bài hát thiếu nhi: Màu áo chú bộ đội, Em tập lái ô tô, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng,...

- Giải thưởng: Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật vào năm 2000.

2. Nghe nhạc – mẹ yêu con

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lắng nghe và tương tác với bài hát Mẹ yêu con

- GV hướng dẫn HS tương tác với bài hát theo các cách sau:

+ Vận động mềm mại, biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát.

+ Sử dụng nhạc cụ phù hợp, gõ đệm một cách uyển chuyển và nhẹ nhàng (gõ theo phách, nhấn rõ hơn vào phách 1 và phách 4 để đúng với nhịp 68 và tính chất trữ tình của bài hát).

+ Gõ tay nhẹ nhàng theo nhịp 68 trên mặt bàn, người thả lỏng, đong đưa nhịp nhàng trong khi nghe để tập trung cảm nhận bài hát.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Nêu hiểu biết của bản thân về nội dung, ý nghĩa, tính chất âm nhạc, chất liệu dân ca được sử dụng trong bài hát Mẹ yêu con.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em thích nhất câu hát hoặc hình ảnh nào trong bài? Tại sao?

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

+ Nhận xét và nêu cảm nhận về giá trị các ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

+ Nhận xét về thái độ trân trọng sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.

+ Rút ra bài học về thị hiếu thẩm mĩ với các ca khúc mang âm hưởng dân ca của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.