Slide bài giảng Âm nhạc 9 chân trời Bài 3: Hát Tình mẹ, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 2
Slide điện tử Bài 3: Hát Tình mẹ, Đọc nhạc Bài đọc nhạc số 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 2: ƠN NGHĨA SINH THÀNH
BÀI 3:
- HÁT: TÌNH MẸ
- ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, tham gia trò chơi Đố vui âm nhạc và trả lời câu hỏi:
+ Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày của Mẹ (Mother’s Day), Ngày của Cha (Father’s Day) là những ngày nào trong năm?
+ Kể tên những bài hát về các đề tài trên mà em biết?
+ Mỗi nhóm biểu diễn hát một bài hát về một trong các đề tài trên.
Gợi ý:
+ Ngày Gia đình Việt Nam - 28/06, Ngày của Mẹ (Mother’s Day) - Chủ nhật thứ hai của Tháng 5, Ngày của Cha (Father’s Day) - Chủ nhật thứ ba của Tháng 6.
+ Những bài hát về đề tài gia đình:
- Niềm vui gia đình (Hoàng Vân):
- Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục):
- Cho con (Phạm Trọng Cầu):
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát Tình mẹ
- GV yêu cầu HS lắng nghe, làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát, nhịp bè hòa âm.
Nội dung ghi nhớ:
- Bài hát Tình mẹ có tính chất trong sáng, khoan thai, uyển chuyển.
2. Tìm hiểu bài hát Tình mẹ
- GV cho HS nghe lại bài hát Tình mẹ, kết hợp đọc thông tin SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài hát Tình mẹ.
- GV trình chiếu và hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài.
Nội dung ghi nhớ:
a. Tác giả
- Sinh ngày: 15/01/1958.
- Quê quán: thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Quá trình công tác: tốt nghiệp Cao họ chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
- Tác phẩm tiêu biểu: Tình mẹ, Khúc ca bốn mùa, Suối nguồn yêu thương, Lời ru của phố, Từng hạt mưa ru, Tình người đất Việt, Bến đợi,...
b. Bài hát Tình mẹ
- Tính chất âm nhạc: giai điệu trong sáng, khoan thai, uyển chuyển.
- Nội dung, ý nghĩa: tiếng lòng thiết tha, chứa chan yêu thương của con với người mẹ yêu dấu, ca ngợi công lao mênh mông, bao la như biển cả của đấng sinh thành.
- Cấu trúc: bài hát được viết ở hình thức 2 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu đến “… ơ à ơ ơ” (ô nhịp 15 sang đầu nhịp 16).
+ Đoạn 2: từ “Lời ru con mang theo…” đến hết.
- Kí hiệu âm nhạc:
+ Nhịp 38.
+ Nốt thấp nhất: đô – c.
+ Nốt cao nhất: rê – d2.
+ Kí hiệu đặc biệt: dấu nối, dấu luyến.
+ Bè hòa âm.
- Cách chia câu hát:
+ Đoạn 1:
- Câu 1: Ngày nào mẹ ru con mẹ ru con.
- Câu 2: Ngọt ngào lời yêu thương, lời yêu thương.
- Câu 3: À à à ơ ơ à ơ ơ.
- Câu 4: À à à ơ ơ à ơ ơ.
+ Đoạn 2:
- Câu 5: Lời ru con mang theo giữa tuổi thơ có ước mơ của mẹ.
- Câu 6: Lời ru con mang theo có màu áo qua tháng năm mẹ dãi dầu bao mưa nắng.
- Câu 7: Ôi tình mẹ dạt dào như biển cả bao la.
- Câu 8: Ôi lời mẹ ngọt ngào như một khúc dân ca.
- Câu 9: Suốt đời, suốt đời con mãi mang theo.
3. Khởi động và dạy hát
- GV đàn cho HS tập hát từng câu/hát mẫu bài hát Tình mẹ.
Nội dung ghi nhớ:
Lưu ý:
+ Giai điệu có quãng xa (quãng 6, quãng 7): hát đúng cao độ nhưng mượt mà, không thô.
+ Ngân dài đủ phách ở cuối các câu hát.
+ Nhấn đều đặn, nhịp nhàng vào đầu nhịp để tạo sự uyển chuyển.
+ Câu ru “À à à ơ...” hát êm ái, nhẹ nhàng, liền hơi.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu các tổ/nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hát hoàn chỉnh bài hát Tình mẹ với nhạc đệm, nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trong sáng, uyển chuyển của nhịp 38 và sự hài hòa của 2 bè.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Nhiệm vụ 1: Gõ đệm cho bài hát
- Nhiệm vụ 2: Biểu diễn bài hát Tình mẹ
- Nhiệm vụ 3:Rút ra bài học giáo dục