Silde bài giảng Âm nhạc 5 Cánh diều bài Nhạc cụ: bài Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: bài Nhạc cụ thể hiện giai điệu
Slide điện tử bài Nhạc cụ: bài Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: bài Nhạc cụ thể hiện giai điệu. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 5 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 1. NIỀM VUI – TIẾT 3
ÔN TẬP: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
NHẠC CỤ: NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU - NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho cả lớp hát bài hát Niềm vui của em kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động nhẹ nhàng.
- GV cho HS nghe 2 đoạn video của bài hát được thể hiện bằng nhạc cụ tiết tấu và yêu cầu HS:
+ Xác định loại nhạc cụ được sử dụng trong 2 video.
+ Sự khác nhau khi thể hiện của 2 video nhạc cụ là gì?
+ Âm thanh của 2 video có gì khác nhau?
Gợi ý đáp án:
+ Loại nhạc cụ được sử dụng là piano.
+ Video thứ 1 là 1 người thể hiện bằng piano. Video thứ 2 là nhiều người cùng thể hiện bằng piano.
+ Âm thanh video thứ 1 nhẹ nhàng, tiết tấu rõ ràng. Âm thanh video thứ 2 mạnh, to hơn, tiết tấu nhanh và có phần bè đệm cho nhau
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu – Nhạc cụ thể hiện giai điệu
- GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tiết tấu thứ nhất bằng nhạc cụ gõ.
- GV hướng dẫn HS hát bài Niềm vui của em kết hợp gõ tiết tấu thứ nhất để đệm cho bài hát.
- GV gõ tiết tấu thứ hai để hoà tấu cùng HS.
- GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có).
Nhiệm vụ 2. Nhạc cụ thể hiện giai điệu
- GV hướng dẫn HS luyện tập
Nội dung ghi nhớ:
Sáo ri-cooc-đơ | Kèn phím |
- Bước 1: GV làm mẫu thể hiện nhạc cụ giai điệu | |
- Bước 2: GV hướng dẫn HS đọc hoặc hát giai điệu. | |
- Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập: + Tập bấm nốt Đô 2 (chưa thổi). + Tập bấm và thổi nốt Đô 2. + Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay, nghe và lặp lại, theo kí hiệu ghi nhạc). | - Bước 3: GV hướng dẫn HS luyện tập: + Tập bấm nốt Pha (chưa thổi). + Tập bấm và thổi nốt Pha. + Luyện tập giai điệu (theo kí hiệu bàn tay, nghe và lặp lại, theo kí hiệu ghi nhạc). |
- Bước 4: HS thể hiện giai điệu cùng nhạc đệm. |
2. Thường thức âm nhạc – Hình thức biểu diễn: Độc tấu, hòa tấu
- GV chia lớp thành 2 tổ và phân công nhiệm vụ cho các tổ
+ Tổ 2: Giới thiệu về hình thức độc tấu, minh họa một tiết mục độc tấu.
+ Tổ 2: Giới thiệu về hình thức hòa tấu, minh họa một tiết mục độc tấu.
Nội dung ghi nhớ:
+ Độc tấu – biểu diễn nhạc cụ do một người thực hiện.
+ Hòa tấu – biểu diễn nhạc cụ từ hai người trở lên thực hiện (song tấu, tam tấu, tứ tấu...).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Thể hiện Bài ri-cooc-đơ và kèn phím số 1.
- GV chia HS thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu: Thể hiện Bài ri-cooc-đơ hoặc kèn phím số 1.
- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện luyện tập.
- GV mời 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp.
Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi “Đố vui”.
Câu 1: Để thể hiện nốt Đô 2 trên ri-cooc-đơ cần bấm những lỗ nào?
A. Lỗ 0 và 2. B. Lỗ 2 và 4.
C. Lỗ 0 và 3. D. Lỗ 4 và 5.
Câu 2: Hình sau thể hiện nốt nào trên kèn phím?
A. Rê. B. Pha. C. Mi. D. Đồ.
Câu 3: Độc tấu là hình thức biểu diễn như thế nào?
A. nhạc cụ do một người thực hiện.
B. nhạc cụ do hai người thực hiện.
C. nhạc cụ do nhiều hơn hai người thực hiện.
D. nhạc cụ do bốn người thực hiện.
Câu 4: Đâu không phải một hình thức hòa tấu?
A. Song tấu. B. Tam tấu. C. Tứ tấu. D. Độc tấu.
Câu 5: Ý nào sau đây là đúng khi nói về hòa tấu?
A. Hòa tấu giới hạn nhạc cụ thể hiện là 4.
B. Hòa tấu là thể hiện không quá 2 nhạc cụ cùng lúc.
C. Hòa tấu là thể hiện nhiều hoặc 1 nhạc cụ cùng một lúc.
D. Hòa tấu quy định người tham gia biểu diễn là 5.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.