Slide bài giảng Vật lí 11 chân trời bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng
Slide điện tử bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Vật lí 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA SÓNG
I. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG
Thảo luận 1 trang 40 sgk vật lý 11 ctst
Quan sát Hình 6.2, thực hiện các yêu cầu sau:
a) Cho biết sóng truyền trên dây là sóng dọc hay sóng ngang.
b) Mô tả chuyển động của từng điểm trên dây.
Đáp án rút gọn:
a) Sóng truyền trên sợi dây là sóng ngang.
b) Các điểm trên dây dao động lên xuống với biên độ, tần số và vận tốc xác định.
Thảo luận 2 trang 40 sgk vật lý 11 ctst
Quan sát Hình 6.3, Hãy:
a) Chỉ ra những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau tại thời điểm đang xét.
b) So sánh trạng thái dao động của điểm D với trạng thái dao động của nguồn 0 khi t≥T.
Đáp án rút gọn:
a) Các điểm có trạng thái giống nhau:
t = T: O và D
t=5T/4: O và D, A và E
t=6T/4: O và D, A và E , B và G
t=7T/4: O và D, A và E, B và G, C và H.
t=2T: O, D và K, A và E, B và G, C và H.
b) Trạng thái dao động của điểm D luôn giống với trạng thái dao động của nguồn O khi t≥T với T là chu kì dao động của nguồn sóng.
Thảo luận 3 trang 41 sgk vật lý 11 ctst
Tốc độ truyền sóng trong môi trường nhanh hay chậm có phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường không?
Đáp án rút gọn:
Tốc độ truyền sóng trong môi trường nhanh hay chậm không phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường
Thảo luận 4 trang 42 sgk vật lý 11 ctst
Từ ví dụ về tốc độ truyền sóng âm trong các môi trường rắn, lỏng và khí, hãy rút ra nhận xét và giải thích sự khác nhau này.
Đáp án rút gọn:
Tốc độ truyền sóng âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng. Tốc độ truyền sóng âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Nguyên nhân: Môi trường có khoảng cách trung bình giữa các phần tử môi trường (nguyên tử hoặc phân tử) càng lớn thì tốc độ lan truyền sẽ nhanh hơn
Luyện tập 1trang 41 sgk vật lý 11 ctst
Một bạn học sinh đang câu cá trên hồ nước. Khi có sóng đi qua, bạn quan sát thấy phao cầu cá nhỏ lên cao 6 lần trong 4 s. Biết tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Tính khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp.
Đáp án rút gọn:
Chu kì T = = = 0,8s
Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là: λ = v.T = 0,5.0,8 = 0,4m
Luyện tập 2 trang 43 sgk vật lý 11 ctst
Biết cường độ ánh sáng của Mặt Trời đo được tại Trái Đất là 1,37.103W/m2 và khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1,50.1011 m. Hãy tính công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời.
Đáp án rút gọn:
Công suất bức xạ sóng ánh sáng của Mặt Trời:
P = I.4 π r2 = 1,37.103.4 π.(1,50.1011)2 ≈ 3,874.1026W
II. PHƯƠNG TRÌNH SÓNG
Thảo luận 5 trang 44 sgk vật lý 11 ctst
Từ phương trình (6.6), xác định khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha (theo bước sóng).
Đáp án rút gọn:
Từ phương trình (6.6) u = A cos
- Tại cùng một thời điểm t, hai điểm có toạ độ x và x' dao động cùng pha khi:
Hai điểm gần nhất dao động cùng pha ứng với k = 1⇒ x’ – x = λ
- Tại cùng một thời điểm t, hai điểm có toạ độ x và x' dao động ngược pha khi:
= (2k+1)π ⇒ x’ – x = (k+1/2)λ (k∈Z)
Hai điểm gần nhất dao động ngược pha ứng với k = 0 ⇒ x’ – x = λ/2
Thảo luận 6 trang 44 sgk vật lý 11 ctst
Quan sát Hình 6.3, xác định độ lệch pha của hai điểm A và B trên cùng phương truyền sóng vào thời điểm t = 7T/4
Đáp án rút gọn:
Độ lệch pha của hai điểm này là Δφ = .AB = . = rad
Luyện tập trang 44 sgk vật lý 11 ctst
Giải thích vì sao ở Hình 6.6a, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang sau vị trí có toạ độ x1 và ở Hình 6.6b, đường biểu diễn có một đoạn nằm ngang trước thời điểm t1.
Đáp án rút gọn:
Hình 6.6a: Đồ thị a có đường nằm ngang sau vị trí x1 do sau tại thời điểm đó chưa có sóng truyền tới
Hình 6.6b: Điểm cách nguồn một khoảng x chỉ bắt đầu dao động khi sóng truyền đến, nên với t < x/v, sóng chưa truyền đến điểm M
Vận dụng trang 44 sgk vật lý 11 ctst
Đề xuất phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm đơn giản để tạo ra sóng truyền trên một sợi dây và xác định các đại lượng đặc trưng của sóng như chu kì, tần số.
Đáp án rút gọn:
Ta sử dụng 1 sợi dây không dãn buộc một đầu vào thiết bị tạo rung
Thực hiện thí nghiệm giáo viên đã hướng dẫn
Bài tập 1 trang 45 sgk vật lý 11 ctst
Khi đi biển, các thuỷ thủ trên thuyền có thể sử dụng kĩ thuật sonar (một kĩ thuật phát ra sóng siêu âm) dùng để định vị hay điều hướng thuyền nhằm tránh các tảng đá ngầm hoặc phát hiện đàn cá (Hình 6P.1). Trong tự nhiên, nhiều loài động vật như dơi, cá heo cũng có thể phát ra sóng siêu âm để di chuyển và định vị con mồi. Kĩ thuật sonar sử dụng tính chất nào của sóng? Theo em, sóng siêu âm do các tàu thuyền phát ra có ảnh hưởng như thế nào đối với loài cá heo và cá voi?
Đáp án rút gọn:
thuật sonar sử dụng tính chất phản xạ của sóng siêu âm. Sóng siêu âm từ tàu thuyền có thể ảnh hưởng đến cá heo và cá voi, gây khó khăn cho chúng trong việc xác định vị trí, phương hướng, kẻ thù, và giao tiếp. Lạm dụng sóng siêu âm ở khu vực có nhiều cá heo và cá voi có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng.
Bài tập 2 trang 45 sgk vật lý 11 ctst
Hai điểm gần nhất trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau một góc π/2 cách nhau 60 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 330 m/s. Tìm độ lệch pha:
a) Giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360 cm tại cùng một thời điểm.
b) Tại cùng một điểm trên phương truyền sóng sau một khoảng thời gian là 0,1 s.
Đáp án rút gọn:
Ta có: .d = 2π/λ.60 = π/2 ⇒ λ = 240 cm
Do λ = vT ⇒ T = λ/v = 2,4/330 ≈ 0,00727s
a) Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng, cách nhau 360 cm tại cùng một thời điểm:
Δφ = 2kπ
⇒ Δφ = .(x’ − x) = = 3π rad
Do đó, hai điểm này dao động ngược pha nhau.
b) Độ lệch pha giữa hai điểm trên cùng phương truyền sóng sau 1 khoảng thời gian 0,1s:
Δφ = = 2kπ
⇒ Δφ = .(x’ − x) = ≈ 27,5π rad
Do tính tuần hoàn của dao động nên ta có thể ghi Δφ = 1,5π rad.
Bài tập 3 trang 45 sgk vật lý 11 ctst
Một sóng truyền trên một dây rất dài có phương trình:
u =10cos(2πt+0,01πx)
Trong đó u và x được tính bằng cm và t được tính bằng s. Hãy xác định:
a) Chu kì, tần số và biên độ sóng.
b) Bước sóng và tốc độ truyền sóng.
c) Giá trị của li độ u, tại điểm có x = 50 cm vào thời điểm t = 4s.
Đáp án rút gọn:
U = Acos(2π/T.t − 2π/λ.x)
a) Ta có: 2π/T = 2π ⇒ T = 1s
Tần sồ f = 1/T = 1Hz
Biên độ A = 10 cm
b) Ta có: 2π/λ = 0,01π ⇒ λ = 200cm
v = λ.f = 200.1 = 200 cm/s
c) Ta có: u = 10cos(2πt+0,01πx) = 10cos(2π.4+0,01π.50) = 0 cm