Soạn giáo án Vật lí 12 Cánh diều bài 1: Sự chuyển thể của các chất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 12 bài 1: Sự chuyển thể của các chất sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 1: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

  • Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cấu trúc của chất và sự chuyển thể.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về mô hình động học phân tử về cấu tạo chất, cấu trúc của chất và sự chuyển thể.

Năng lực vật lí:

  • Nêu được các giả thuyết của mô hình động học phân tử.

  • Nêu được sơ lược cấu trúc của các chất rắn, chất lỏng, chất khí.

  • Nêu được sự chuyển thể của các chất.

  • Giải thích được sơ lược sự nóng chảy và sự hóa hơi.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy.

  • Hình vẽ và bảng trong SGK: Hình ảnh mô hình cấu trúc chất rắn, chất lỏng, chất khí, hình ảnh cấu trúc tinh thể kim cương, hình ảnh cấu trúc tinh thể muối ăn, bảng một số đặc điểm cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí theo mô hình động học phân tử,…

  • Video:

+ Chuyển động Brown: https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ đầu đến 0:30).

+ Giải thích sự tồn tại của 3 thể vật chất: 

https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ 0:30 đến hết).

  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).

2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT Vật lí 12.

  • Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Huy động sự hiểu biết của HS để tìm hiểu về cấu trúc của chất. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học.

b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học về cấu tạo chất, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về cấu trúc của chất, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh ba thể của nước (hình 1.1) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Mở đầu (SGK – tr6): 

Các chất có thể ở thể rắn như thanh sắt, thể lỏng như cồn, thể khí như hơi nước,… Các chất cũng có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Thanh sắt có thể nóng chảy, cồn có thể chuyển thành hơi, hơi nước có thể ngưng tụ thành nước,… 

Vậy các chất rắn, chất lỏng, chất khí có cấu tạo như thế nào mà lại chuyển được từ thể này sang thể khác?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, nhớ lại kiến thức về cấu tạo chất đã học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Gợi ý đáp án:

+ Các chất đều được cấu tạo từ các phân tử và các phân tử luôn có lực tương tác lẫn nhau.

+ Nếu lực tương tác giữa các phân tử mạnh thì chất tồn tại ở thể rắn, nếu lực tương tác giữa các phân tử yếu thì chất tồn tại ở thể khí.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV không chốt đáp án mà căn cứ vào giải thích của HS và các câu hỏi mà HS nêu để dẫn dắt vào nội dung bài học: Cùng một chất có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí. Cấu trúc của chất ở các trạng thái khác nhau có giống nhau hay không? Chúng ra cùng tìm hiểu nội dung bài học mới để có câu trả lời chính xác - Bài 1: Sự chuyển thể của các chất.

-----------------

………..Còn tiếp…………

 


=> Xem toàn bộ Giáo án vật lí 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Vật lí 12 cánh diều, giáo án bài 1: Sự chuyển thể của các chất Vật lí 12 cánh diều, giáo án Vật lí 12 CD bài 1: Sự chuyển thể của các chất

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác