Soạn giáo án Toán 12 Kết nối tri thức Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không gian
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 12 Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không gian sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 7: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được tọa độ của điểm, của vectơ đối với hệ trục tọa độ.
Vận dụng được tọa độ của vectơ để giải quyết một số bài toán có liên quan đến thực tiễn.
2. Về năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Giải quyết được các bài tập. Tự phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm, quyết định cách thức thu thập dữ liệu, đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; Có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn. Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, xử lí các vấn đề phát sinh một các sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Năng lực riêng:
Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được khái niệm: Hệ trục tọa độ tọa độ , tọa độ của một điểm, tọa độ của vectơ.
Năng lực mô hình hóa toán học: Xác định được tọa độ của điểm, tọa độ của vectơ khi dựng hệ trục tọa độ để giải quyết các bài toán thực tiễn.
Giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng được tọa độ của vectơ để giải quyết một số bài toán có liên quan đến thực tiễn.
Năng lực giao tiếp toán học: Đọc, hiểu thông tin toán học.
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng được máy tính cầm tay.
3. Về phẩm chất
- Cóý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS đưa ra được nhận định ban đầu về câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trong Hình 2.34, một chiếc bóng đèn được treo cách sàn nhà là 2 m, cách hai bức tường lần lượt là 1 m và 1,5 m. Kiến thức toán học nào giúp mô tả chính xác và ngắn gọn vị trí của chiếc bóng đèn trong không gian?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Chúng ta đã biết rằng tọa độ của một điểm cho biết vị trí chính xác của điểm đó. Vậy có cách nào để xác định được chính xác vị trí của điểm đó trong không gian không. Bài ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó.”.
Bài mới: Hệ trục tọa độ trong không gian.
-----------------
………Còn tiếp…………
Giáo án Toán 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không Toán 12 kết nối tri thức, giáo án Toán 12 KNTT Bài 7: Hệ trục toạ độ trong không
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác