Soạn giáo án Tin học 9 kết nối tri thức bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học 9 bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: ỨNG DỤNG TIN HỌC
BÀI 5: TÌM HIỂU PHẦN MỀM MÔ PHỎNG
(1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. Nhận ra được lợi ích của phần mềm mô phỏng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
Thông qua những ví dụ về phần mềm mô phỏng, HS được bổ sung kiến thức về lợi ích của máy tính trong việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu.
3. Phẩm chất
Từ chỗ làm chủ được các phần mềm mô phỏng, HS không chỉ thành thạo kĩ năng tin học mà còn yêu thích các môn học khác, chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Phần mềm mô phỏng pha màu, một số phần mềm ứng dụng, mô phỏng hoạt động trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Toán học.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS làm quen với khái niệm “phần mềm mô phỏng” trong một bối cảnh cụ thể mà không phải định nghĩa.
b) Nội dung: Cuộc đối thoại giữa Minh và An về khó khăn của việc pha màu trong thực tế và nêu lên giải pháp sử dụng phần mềm.
c) Sản phẩm: Khó khăn của việc pha màu trong thực tế và tò mò về hoạt động của phần mềm mô phỏng pha màu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho 2 HS đóng vai An và Minh đọc đoạn hội thoại trong phần Khởi động SGK trang 20:
Minh: | Pha màu để vẽ tưởng là đơn giản nhưng rất phức tạp. Tớ pha màu nhiều lần mà chưa tạo ra được màu cánh sen ưng ý. |
An: | Đúng là pha màu cần nhiều kinh nghiệm. Bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian và màu vẽ đấy. |
Minh: | Tớ đã trộn nhiều màu đến mức, màu trở nên xỉn đục và không dùng được nữa. |
An: | Theo tớ, để tập pha màu mà tiết kiệm được thời gian và màu vẽ thì bạn nên sử dụng phần mềm mô phỏng trước khi thực hành pha màu. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS chú ý lắng nghe đoạn hội thoại.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV giới thiệu cho HS một phần mềm mô phỏng pha màu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tìm hiểu kiến thức qua những hình ảnh sống động, ứng dụng công nghệ 3D, thực tế ảo,… ngày càng lớn. Việc hình thành kiến thức nền cho học sinh, đặc biệt là các kiến thức trừu tượng, khó giải thích, hoặc không thể quan sát được bằng mắt thường sẽ khiến cho học sinh gặp khó khăn để hiểu nếu không có các công cụ hỗ trợ. Do đó, các phần mềm mô phỏng đã ra đời. Để giúp các em biết cách sử dụng và nhận ra được lợi ích của những phần mềm đó, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng.
Giáo án Tin học 9 kết nối tri thức, giáo án bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng Tin học 9 kết nối tri thức, giáo án Tin học 9 KNTT bài 5: Tìm hiểu phần mềm mô phỏng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác