Soạn giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 bài 9: Di truyền gene ngoài nhân sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 10: MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.
Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.
Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene, giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn.
Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về hiện tượng thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận nội dung kiến thức theo yêu cầu.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức hiện tượng thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene vào đời sống.
Năng lực sinh học:
Năng lực nhận thức sinh học:
Phân tích được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường.
Nêu được khái niệm mức phản ứng. Lấy được ví dụ minh hoạ.
Trình bày được bản chất di truyền là di truyền mức phản ứng.
Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
Trình bày được sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường trong quá trình hình thành tính trạng;
Thực hành trồng cây chứng minh được thường biến.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Vận dụng được hiểu biết về thường biến và mức phản ứng của một kiểu gene, giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (tạo và chọn giống, kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt,...).
Phân tích ứng dụng hiểu biết về thường biến giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.
Giải thích được các giả thuyết và tự tiến hành các thí nghiệm ủng hay hay bác bỏ của mình về các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới.
Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.
Máy tính, máy chiếu.
Hình minh họa 10.1 - 10.5 và các hình ảnh về ứng dụng của mức phản ứng, một số thành tựu chọn, tạo giống vật nuôi và cây trồng.
Tài liệu về tương tác giữa kiểu gene và môi trường: https://nld.com.vn/khoa-hoc/su-that-ve-hien-tuong-doi-mau-cua-tac-ke-bong-2015031316192198.htm
Dụng cụ trồng và chăm sóc cây.
Phòng thực hành để trồng cây thí nghiệm, phân NPK.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.
Nghiên cứu trước nội dung bài học theo đường link GV giao từ tiết học trước qua các kênh mạng xã hội (zalo, facebook,...). ; tìm hiểu về kiểu gene với môi trường và các thành tựu chọn giống ở địa phương; sưu tầm một số hiện tượng thực tế về thường biến ngoài SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS giải thích tại sao cây cẩm tú cầu có thể cho nhiều màu hoa khác nhau hay con tắc kè hoa có thể thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh về cây hoa cẩm tú cầu; màu lông của con cáo tuyết bắc cực vào mùa đông và vào mùa hè:
a) b)
Hình 10.1. Màu lông của cáo tuyết bắc cực (Alopex lagopus):
mùa đông (a), mùa hè (b)
- GV yêu cầu HS nhận xét các hiện tượng trên và trả lời câu hỏi: Kiểu gene của các sinh vật trên có thay đổi không? Kiểu hình thay đổi là do yếu tố nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, vận dụng kiến thức, kĩ năng để nhận xét và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, định hướng HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong trả lời câu hỏi:
+ Hoa cẩm tú cầu thay đổi màu sắc cánh hoa, không thay đổi kiểu gene mà thay đổi kiểu hình do độ pH của đất.
+ Cáo tuyết bắc cực thay đổi màu sắc lông, không thay đổi kiểu gene mà thay đổi kiểu hình do nhiệt độ.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Trong nhiều trường hợp, điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của một kiểu gene, ví dụ như độ pH ảnh hưởng đến kiểu hình của hoa cẩm tú cầu, sự thay đổi màu sắc của lông do ảnh hưởng của nhiệt độ,... Vậy theo em, năng lực học tập của mỗi người là do gene hay do môi trường quyết định? Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 10. Mối quan hệ giữa kiểu gene, môi trường và kiểu hình.
--------------
………Còn tiếp……….
Giáo án Sinh học 12 cánh diều, giáo án bài 9: Di truyền gene ngoài nhân Sinh học 12 cánh diều, giáo án Sinh học 12 CD bài 9: Di truyền gene ngoài nhân
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác