Soạn giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 12 bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo tồn sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 25: SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.

  • Thực hiện được bài tập về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về phục hồi và bảo tồn sinh thái.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng kiến thức đã biết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn, phục hồi sinh thái.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học: 

    • Trình bày được khái niệm sinh thái học phục hồi và bảo tồn.

    • Thực hiện được bài tập về thực trạng bảo tồn hệ sinh thái ở địa phương và đề xuất giải pháp bảo tồn.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: HS hình thành được phương pháp quan sát, so sánh, đánh giá.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS vận dụng các kiến thức đã học để đề xuất các biện pháp bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái; tuyên truyền, nâng cao được nhận thức của HS về phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh vật.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học, HS được rèn luyện tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó.

  • Trách nhiệm: Thông qua việc tìm hiểu về sinh thái học phục hồi và bảo tồn, HS có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng sinh vật; tuyên truyền về bảo tồn và phục hồi sinh thái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Phiếu học tập.

  • Hình 25.1 - 25.4; hình ảnh về các biện pháp bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

  • Video về bảo tồn các loại san hô: https://youtu.be/Vkna9dVVHA4

  • Tài liệu về bảo tồn hệ sinh thái san hô: 

https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-he-sinh-thai-san-ho-bai-3-cac-mo-hinh-va-giai-phap-phuc-hoi-343392.html 

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp; sưu tầm tài liệu, hình ảnh, video về một số biện pháp phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS quan sát video và trả lời câu hỏi về quần xã sinh vật.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Số liệu từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho thấy, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang hiện có khoảng 40 – 60% cỏ biển, 70% là rừng ngập mặn đã biến mất và khoảng 11% các rạn san hô đã bị phá huỷ hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Đáng chú ý, có khoảng 20% rạn có độ phủ san hô sống nghèo (độ phủ 0 – 25%), 60% thuộc loại thấp (26 – 50%), 17% còn tốt (51 – 75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 cũng chỉ rõ, hiện trạng rạn san hô ở vùng biển Việt Nam đã bị suy thoái từ mức rạn phát triển trung bình (bậc 3) xuống mức rạn phát triển nghèo nàn (bậc 1, bậc 2). Theo đó, hiện tượng suy thoái rạn san hô ở các khu bảo tồn biển nhẹ hơn các khu vực khác khoảng từ 2 – 3 lần. Một số khu bảo tồn biển rạn san hô ở mức duy trì hoặc có xu hướng tăng nhẹ trong 4 năm gần đây, điển hình như vịnh Hạ Long. 

(Nguồn: Bảo tồn hệ sinh thái san hô - Bài 3: Các mô hình và giải pháp phục hồi,

 Báo Tài Nguyên và Môi Trường)

- GV chiếu video: “Bảo tồn các loại san hô”, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau: Tại sao con người cần phải bảo vệ các rạn san hô khỏi tác động xấu từ môi trường và con người, đồng thời trồng lại nhiều rạn san hô đã bị chết hoặc suy thoái?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Các rạn san hô có vai trò quan trọng: đa dạng hệ sinh thái, làm đê chắn sóng khi có bão, bảo vệ ven bờ chống xói mòn, có vai trò trong hỗ trợ ngư nghiệp và du lịch,... Hiện nay, san hô ở Việt Nam đang có xu hướng bị suy thoái nghiêm trọng, do đó, cần có các biện pháp lí, bảo tồn và phục hồi. Đây là một trong những nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học này, vậy ngoài hệ sinh thái san hô, các hệ sinh thái khác cần được phục hồi và bảo tồn như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng vào - Bài 25. Sinh thái học phục hồi và bảo tồn.
 --------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án sinh học 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Sinh học 12 cánh diều, giáo án bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo Sinh học 12 cánh diều, giáo án Sinh học 12 CD bài 25: Sinh thái học phục hồi, bảo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác