Soạn giáo án quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án quốc phòng an ninh 11 Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5. KIẾN THỨC PHỔ THÔNG VỀ PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, phương thức tiến công, sự phá hoại của kẻ thù bằng đường không;
  • Biết cách phòng, tránh khi bị kẻ thù tiến công bằng đường không.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh: Nêu được các nội dung phòng không nhân dân; kĩ năng quan sát, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo.
  • Vận dụng các kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: Biết vận dụng kiến thức về phòng thủ dân sự, kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất:
  • Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11, Giáo án;
  • Tài liệu: Nghị định 74 của Chính phủ ngày 9 tháng 9 năm 2015 về phòng không nhân dân; các video, tài liệu khác có liên quan về phòng không nhân dân.
  • Một số hình ảnh minh họa, video liên quan đến bài học (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 11.
  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới và định hướng HS tìm hiểu về phòng không nhân dân.
  3. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 5.1 phần Mở đầu SHS tr.29 và trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS HS đọc thông tin, quan sát hình 5.1 phần Mở đầu SHS tr.29 và trả lời câu hỏi:

Tháng 12/1972, Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh phá mãnh liệt vào Hà Nội (Hình 5.1). Khi đó, người dân thường nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “... máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km...”.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, khi nghe thấy thông báo trên, người dân sẽ làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin để suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: 

Khi nghe thấy trên loa truyền thanh phát ra thông báo: “... máy bay địch cách Hà Nội 70 km, đồng bào chú ý! Máy bay địch cách Hà Nội 50 km...”, người dân sẽ nhanh chóng sơ tán xuống hầm trú ẩn để đảm bảo an toàn.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài. 

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân

  1. Mục tiêu: HS sẽ nắm được:

- Một số khái niệm: phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân và địa bàn phòng không nhân dân.

- Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân.

- Các lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân.

  1. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.29-30, thảo luận và trả lời câu hỏi, sau đó tóm tắt nội dung.

- GV rút ra kết luận về một số vấn đề chung về phòng không nhân dân.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số vấn đề chung về phòng không nhân dân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.29 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Thế nào là phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, địa bàn phòng không nhân dân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.29, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về các khái niệm về phòng không nhân dân, thế trận phòng không nhân dân, địa bàn phòng không nhân dân.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Một số vấn đề chung về phòng không nhân dân

a. Một số khái niệm

* Phòng không nhân dân

Là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh.

* Thế trận phòng không nhân dân

Là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.

* Địa bàn phòng không nhân dân

Là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.



Nhiệm vụ 2: Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.30 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Cho biết vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.30, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Vị trí, chức năng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của phòng không nhân dân

- Vị trí: 

+ Là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; 

+ Được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

- Chức năng:

+ Thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch;

+ Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động:

+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

+ Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện.

+ Được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Nhiệm vụ 3: Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.30 và tóm tắt nội dung.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những lực lượng chuyên môn của phòng không nhân dân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin SHS tr.30, trả lời câu hỏi.

- HS nghe giảng và ghi chép tóm tắt nội dung.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- GV tóm tắt nội dung, phân tích, giảng giải và rút ra kết luận về những lực lượng chuyên môn của phòng không nhân dân.

- HS ghi chép nội dung, chia sẻ và phát biểu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Tổ chức lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân

- Lực lượng trinh sát, quan sát, phát hiện, thông báo, báo động phòng không.

- Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh.

- Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không.

- Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân.

- Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức Bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân, Tải giáo án trọn bộ quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức, Giáo án word quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức Bài 5 Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI