Soạn giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 13: Thiết kế và trang trí đồ dùng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Mĩ thuật 8 Bài 13: Thiết kế và trang trí đồ dùng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13: THIẾT KẾ VÀ TRANG TRÍ ĐỒ DÙNG
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được đối tượng cần thiết kế và chủ đề phù hợp để trang trí.
- Biết sắp xếp bố cục, họa tiết trang trí theo nguyên lí tạo hình làm điểm nhấn cho sản phẩm.
- Phác thảo được ý tưởng thiết kế trang trí, cải tiến sản phẩm.
- Có ý thức tiết kiệm thông qua việc trang trí, cải tiến những đồ dùng đã cũ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Thông qua các biểu hiện sau:
- Sưu tầm đồ dùng, hình ảnh về thiết kế và trang trí đồ dùng.
- Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
- Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo sản phẩm trang trí.
- Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
Năng lực mĩ thuật:
- Xác định được đối tượng cần thiết kế và chủ đề phù hợp để trang trí.
- Biết sắp xếp bố cục, họa tiết trang trí theo nguyên lí tạo hình làm điểm nhấn cho sản phẩm.
- Phác thảo được ý tưởng thiết kế trang trí, cải tiến sản phẩm.
- Có ý thức tiết kiệm thông qua việc trang trí, cải tiến những đồ dùng đã cũ.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm thông qua việc trang trí, cải tiến những đồ dùng đã cũ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV Mĩ thuật 8.
- Đồ dùng, ảnh của một số sản phẩm thiết kế, trang trí trong đời sống; sản phẩm trang trí đồ dùng của HS.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, vở thực hành Mĩ thuật 8.
- Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý tưởng trang trí cho một số sản phẩm cũ đã qua sử dụng, giới thiệu bài học.
- Nội dung: GV tổ chức trò chơi Tìm ý tưởng và hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
- Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tích cực.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi Tìm ý tưởng.
- GV chia lớp thành 4 đội và nêu luật chơi: Mỗi đội nhận một số đồ dùng đã qua sử dụng từ GV để hình thành ý tưởng trang trí thành các sản phẩm có ngoài hình mới. Trong 1 phút, đội nào đưa ra được nhiều ý tưởng nhất sẽ thắng cuộc..
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu có).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng hợp kết quả trò chơi.
- GV mời nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học tập của HS.
- GV kết luận: Các đồ dùng, vật dụng rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày được thiết kế và trang trí tùy theo mục đích sử dụng. Những đồ dùng đã qua sử dụng có thể trở nên đẹp và độc đáo hơn nhờ có trang trí. Bài học này sẽ giúp các em biết cách xác định được đối tượng cần thiết kế và chủ đề phù hợp để trang trí cho đồ dùng, biết sắp xếp bố cục, họa tiết trang trí theo nguyên lí tạo hình làm điểm nhấn cho sản phẩm; từ đó thiết kế và trang trí được một đồ dùng yêu thích.
Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay - Bài 13 – Thiết kế và trang trí đồ dùng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)
Hoạt động 1: Quan sát – Nhận thức (25 phút)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được hình dáng, họa tiết trang trí trên một số sản phẩm; xác định được đối tượng, chủ đề phù hợp để trang trí trên các sản phẩm khác nhau.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh SGK tr.54-55 và thực hiện yêu cầu.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hình dáng, họa tiết trang trí trên một số sản phẩm; xác định được đối tượng, chủ đề phù hợp để trang trí trên các sản phẩm khác nhau.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ HS quan sát bức tranh SGK tr.54 và cho biết:
+ Nêu đặc điểm về hình dáng, màu sắc, họa tiết, chất liệu của các yếu tố trang trí trên mỗi sản phẩm. + Trình bày ý tưởng thiết kế và trang trí đồ dùng. - GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình ảnh trong SGK tr.55, thảo luận và cho biết: + Sự khác nhau về hình thức giữa những chiếc mũ bảo hiểm. + Ý nghĩa của việc trang trí mũ bảo hiểm. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm của các yếu tố trang trí trên mỗi sản phẩm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Hình tr.54: + Đặc điểm về hình dáng, màu sắc, họa tiết, chất liệu của các yếu tố trang trí trên mỗi sản phẩm: Hình dáng đa dạng, chủ yếu là hình hoa, màu sắc đặc sắc, nhiều màu, được vẽ trên ô, nón, giày và guitar + Trình bày các bước thiết kế và trang trí đồ dùng: B1: Lựa chọn vật trang trí B2: Lựa chọn hình để vẽ lên vật B3: Tô màu cho phù hợp với hình vẽ Hình tr.55: + Sự khác nhau giữa những chiếc mũ bảo hiểm : ● Hình 1: được trang trí đơn giản ● Hình 2: trang trí đặc sắc, tạo sự chú ý cho người dùng + Ý nghĩa của việc trang trí mũ bảo hiểm: Trang trí mũ bảo hiểm giúp thu hút sự chú ý cho người sử dụng, khuyến khích người ta sử dụng mũ bảo hiểm. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và kết luận. - GV chuyển sang hoạt động mới. | 1. Quan sát – Nhận thức - Thiết kế, trang trí lại đồ dùng cũ sẽ tạo một diện mạo mới, vừa giúp tạo ra hoạt động sáng tạo vừa là một cách tiết kiệm hiệu quả. - Trong quá trình thực hiện, cần lưu ý chọn màu sắc, họa tiết trang trí phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng. - Đồ dùng có đường nét, hình ảnh sáng tạo, màu sắc độc đáo sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và thể hiện cá tính riêng của người sử dụng.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều