Soạn giáo án HĐTN 9 bản 1 chân trời chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 9 bản 1 chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

(Tiết 13 – Tiết 24)

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được đặc điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  • Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Tham gia tiểu phẩm về hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng.
  • Tọa đàm về hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của trẻ vị thành niên.
  • Tham gia cuộc thi hùng biện về chủ đề giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 5: NHIỆM VỤ 1, 2

- TÌM HIỂU HÀNH VI GIAO TIẾP,

ỨNG XỬ TÍCH CỰC HOẶC CHƯA TÍCH CỰC

- XÁC ĐỊNH ĐIỂM TÍCH CỰC VÀ ĐIỂM CHƯA TÍCH CỰC

 TRONG HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CỦA BẢN THÂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện được đặc điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 2.
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 2.
  • Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.
  • Làm việc cùng tổ/nhóm để thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội.
  • Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung:

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bingo về giao tiếp”, chia sẻ những hành vi giao tiếp của bản thân và các bạn.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

  1. Sản phẩm:

- HS chơi trò chơi “Bingo về giao tiếp” và lắng nghe GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Bingo về giao tiếp”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Mỗi HS sẽ nhận được một phiếu Bingo với các ô vuông về hành vi giao tiếp. HS ghi tên mình trên hành vi giao tiếp phù hợp với bản thân, sau đó HS được ghép di chuyển đến các bạn trong lớp, hỏi các bạn về hành vi giao tiếp của họ và ghi tên các bạn trên hành vi đó.

+ Nếu tìm được 4 hành vi tạo thành một hàng dọc/ngang/chéo hoặc tìm được 4 điểm ở 4 góc phiếu, HS hô to “Bingo” sẽ là người chiến thắng.

- GV phát phiếu Bingo cho HS:

Tên……………….

Nói năng lịch sự

Tên……………….

Chủ động chào hỏi mọi người

Tên……………….

Nói năng cộc lộc

Tên……………….

Nói to nơi công cộng

Tên……………….

Biết lắng nghe người khác

Tên……………….

Cắt ngang lời người khác

Tên……………….

Thường nóng giận khi giao tiếp

Tên……………….

Trêu chọc người khác

Tên……………….

Niềm nở, cởi mở khi trò chuyện

Tên……………….

Hay vung tay khi giao tiếp

Tên……………….

Cẩn thận khi bình luận hay chia sẻ ý kiến trên mạng xã hội

Tên……………….

Cười đùa khi trò chuyện

Tên……………….

Tôn trọng mọi người khi giao tiếp

Tên……………….

Ít nói, không thích trò chuyện

Tên……………….

Thiếu cẩn trọng khi bình luận trên mạng xã hội

Tên……………….

Dùng từ lóng

- GV tổ chức cho HS giành chiến thắng chia sẻ phiếu Bingo của mình trước lớp về những hành vi giao tiếp của bản thân và các bạn.

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi: Qua trò chơi này, em nhận thấy hành vi giao tiếp của bản thân và các bạn mà em biết như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi “Bingo về giao tiếp” và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Sau khi chơi trò chơi, GV mời đại diện 1- 2 HS chia sẻ cảm nhận của bản thân về hành vi giao tiếp của bản thân và các bạn mà em biết.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết và sự hấp dẫn của chủ đề: Giao tiếp, ứng xử là hoạt động tương tác giữa người với người nhằm đạt được một mục đích nào đó. Người có hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ mở rộng, gắn kết được các mối quan hệ xã hội. Hãy cùng rèn luyện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và khắc phục những điểm chưa tích cực trong giao tiếp, ứng xử của em qua Chủ đề 2  - Giao tiếp, ứng xử tích cực.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 2 Giao tiếp, ứng xử tích cực.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Định hướng nội dung SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 2.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.15 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 2.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 2:

+ Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.

+ Xác định điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

+ Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

+ Khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

+ Tuyên truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.

+ Tự đánh giá.

- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 5:

+ Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực

+ Xác định điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

– RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chia sẻ về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và hành vi giao tiếp ứng xử chưa tích cực.

- Hiểu rõ hơn về hành vi giao tiếp, ứng xử và ảnh hưởng của những hành vi giao tiếp, ứng xử đến các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và hành vi giao tiếp ứng xử chưa tích cực theo các nội dung:

- Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- Thảo luận về những tiêu chí đánh giá hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.

- Chia sẻ về ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực, hành vi giao tiếp ứng xử chưa tích cực và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia cả lớp thành 2 đội chơi.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Đội 1: viết những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.

+ Đội 2: viết những hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực.

+ Trong vòng 3 phút, các thành viên mỗi đội lần lượt chuyển phấn cho nhau viết lên bảng các hành vi giao tiếp, ứng xử.

+ Đội nào viết được nhiều phương án đúng hơn sẽ giành chiến thắng.

- GV tổ chức cho 2 đội viết lên bảng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV cùng HS tổng kết về những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực và hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực của cả 2 đội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực

a. Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”

HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về những tiêu chí đánh giá hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.

Hành vi giao tiếp, ứng xử

Tích cực

Chưa

 tích cực

Sử dụng ngôn ngữ

 

 

Sử dụng phi ngôn ngữ

 

 

Thái độ trong giao tiếp ứng xử

 

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về một số hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực:

   

Lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp

Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng người đối diện

Chỉ trích, phê phán người khác

Chen lấn, xô đẩy nơi công cộng

https://www.youtube.com/watch?v=U1D3D9ZGnRc

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng thực tế, kết hợp quan sát hình ảnh, video, thảo luận và điền vào bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tương tác chủ động, tôn trọng bản thân và người khác, giúp mỗi người cảm thấy hài lòng trong giao tiếp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Thảo luận về những tiêu chí đánh giá hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực

Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀNH VI GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC HOẶC CHƯA TÍCH CỰC

Hành vi giao tiếp, ứng xử

Tích cực

Chưa tích cực

Sử dụng ngôn ngữ

- Ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự.

- Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp.

- Ngôn ngữ cục cằn.

- Cười nói quá to nơi công cộng.

 

Sử dụng phi ngôn ngữ

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) khi giao tiếp.

- Cử chỉ niềm nở, thân thiện.

Biểu cảm gương mặt thái quá, cử chỉ không phù hợp: vung tay, chỉ tay, chống nạnh,…khi nói.

Thái độ trong giao tiếp ứng xử

- Bình tĩnh, phản hồi kịp thời, hợp lí các vấn đề nảy sinh trong giao tiếp.

- Thận trọng khi bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

- Lắng nghe tích cực.

- Thể hiện sự đồng cảm.

- Thể hiện sự tôn trọng.

- Thực hiện quy định về giao tiếp, ứng xử nơi công cộng.

- Giúp đỡ cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai, những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

- Không làm chủ được cảm xúc nên đôi khi thể hiện không tôn trọng đối tượng giao tiếp.

- Mất kiểm soát khi bình luận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội.

- Né tránh giao tiếp.

- Chỉ tập trung vào ý kiến của bản thân.

- Thờ ơ, ngắt lời người khác.

- Chỉ trích, phê phán người khác.

- Coi thường, hạ thấp người khác.

- Chen lấn, xô đẩy, cười đùa,… gây mất trật tự nơi công cộng.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phỏng vấn nhanh HS về “ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ”.

- GV khuyến khích HS trả lời sau không trùng lặp câu trả lời của HS trước đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ theo nhóm đôi về ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm đôi chia sẻ về ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, tác phong, tốc độ giải quyết vấn đề,… Hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực cũng phản ánh nhân cách của một con người.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

c. Chia sẻ ảnh hưởng của hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực đến các mối quan hệ

- Hành vi giao tiếp tích cực:

+ Giúp các mối quan hệ của cá nhân được duy trì và phát triển.

+ Thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau.

+ Tạo môi trường sống, học tập, làm việc lành mạnh.

+ ….

- Hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực:

+ Gây hiểu nhầm, rạn nứt các mối quan hệ của cá nhân.

+ Môi trường sống, học tập, làm việc trở nên tiêu cực và không có sự hỗ trợ lẫn nhau.

+ Tác động đến sức khỏe tinh thần của nhiều người.

+ Làm giảm sút tinh thần học tập, làm việc.

+ Ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội.

Hoạt động 2: Xác định điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những điểm tích cực và những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những điểm tích cực và những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân theo các nội dung:

- Chia sẻ những điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực của em được những người xung quanh yêu mến.

- Thảo luận một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án HĐTN 9 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích HĐTN 9 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án HĐTN 9 bản 1 CTST chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác