Soạn giáo án HĐTN 9 bản 1 chân trời chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 9 bản 1 chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC
VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
(Tiết 1 – Tiết 12)
MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và và trước các áp lực của cuộc sống.
GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
- Tham gia tọa đàm về Con đường phát triển của bản thân.
- Thảo luận về biện pháp ứng phó với căng thẳng và áp lực.
- Trao đổi về cách duy trì động lực học tập và làm việc.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1, 2
- TÌM HIỂU NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG
VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN VỚI SỰ THAY ĐỔI ĐÓ;
- TÌM HIỂU VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP
VÀ ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và và trước các áp lực của cuộc sống.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân.
- Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
- Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
- Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
- Nội dung:
- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động; giới thiệu ý nghĩa chủ đề 1.
- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- Sản phẩm:
- HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” và lắng nghe GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề.
- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau, trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng.
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi có phải là biểu hiện của tâm lí căng thẳng không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo các nhóm, chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 4 nhóm chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” trước lớp.
- GV yêu cầu 1 – 2 HS trả lời câu hỏi sau khi kết thúc trò chơi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Những biểu cảm, hành động thể hiện trong trò chơi là biểu hiện của tâm lí căng thẳng.
- GV giới thiệu ý nghĩa của gia đoạn lứa tuổi: Đây là giai đoạn sắp kết thúc Trung học cơ sở, chuẩn bị bước sang giai đoạn cao hơn và một số năng lực cần thiết cho hiện tại và chuẩn bị con đường tương lai như: năng lực thích nghi, tự tạo động lực và ứng phó được với áp lực,…
- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Vậy, chúng ta nên làm thế nào để vượt qua những căng thẳng, áp lực của cuộc sống, duy trì được cảm xúc, hứng thú cũng như tạo được động lực cho bản thân để thực hiện các hoạt động? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 1 – Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống. - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Định hướng nội dung SGK tr.6 và trả lời câu hỏi: Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 1:
+ Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân đối với sự thay đổi đó.
+ Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
+ Ứng phó với những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
+ Tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
+ Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng, áp lực và tạo động lực trong học tập, cuộc sống.
+ Tự đánh giá.
- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 1:
+ Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân đối với sự thay đổi đó.
+ Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận và thích ứng với sự thay đổi đó.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận và thích ứng với sự thay đổi đó theo các nội dung:
- Chia sẻ những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống.
- Trao đổi về những biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống.
- Chỉ ra khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận, thích ứng với sự thay đổi đó và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện: Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của em là gì? - GV hướng dẫn các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo bảng mẫu sau:
- GV cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm đôi, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, mỗi người đều đã xảy ra những thay đổi theo những mức độ khác nhau. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
1. Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó a. Chia sẻ về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống - Thay đổi môi trường sống, học tập: chuyển nhà, chuyển trường,… - Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện của gia đình: thay đổi thành viên trong gia đình, gia đình bị mất nhà, của cải vì lũ quét,… - Thay đổi khác: + Thay đổi sức khỏe, tinh thần, cơ thể: ốm đau, bệnh tật, tai nạn; bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm,… + Thay đổi kết quả trong học tập, trường học: kết quả học tập, thi cử không như mong muốn; bị bạn bè xa lánh,… |
||||||||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI XẢY RA TRONG CUỘC SỐNG
|
|||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống sau:
- GV khuyến khích HS sắm vai, thể hiện biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát hai bức tranh thành thị - nông thôn và trả lời câu hỏi: Nếu cuộc sống thay đổi giữa hai môi trường này, điều gì sẽ xảy ra với em và em sẽ làm gì để thích nghi với sự thay đổi này? - GV cho HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Kể về một tình huống em đã biết hoặc của bản thân em về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, sắm vai, trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi của nhân vật trong tình huống. - HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi mở rộng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm trao đổi trước lớp biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nếu cuộc sống thay đổi giữa môi trường thành thị và nông thôn: + Tình huống có thể xảy ra: chưa/không thích nghi được với môi trường sống; trường học không như mong đợi (không quen với cách giảng dạy của thầy cô,…); chưa có bạn bè thân thiết; kết quả học tập giảm sút;… + Cách để thích nghi với sự thay đổi này: chấp nhận việc thay đổi chỗ ở mới của gia đình; xác định trước những khó khăn phải đối mặt khi sống ở nơi ở mới; chủ động hỏi bố mẹ, người thân về nơi ở mới; chủ động tìm hiểu nơi ở mới (địa chỉ, khoảng cách từ nhà đến trường, đường xá, phong tục tập quán, hàng xóm, các điểm sinh hoạt văn hóa…); chủ động tìm hiểu ngôi trường mới; chủ động làm quen những người bạn mới;… - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về một tình huống đã biết hoặc của bản thân về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống: Gần đây, bố của An phải chuyển công tác xa nhà. Việc bố vắng nhà khiến cuộc sống của gia đình Hiền bị xáo trộn. An đã chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà mà vẫn đảm bảo việc học của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Sự thay đổi là quy luật của cuộc sống. Có những thay đổi có thể dễ dàng đến đón nhận những cũng có những thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. + Chúng ta cần rèn luyện, thích nghi với sự thay đổi để học tập, làm việc hiệu quả. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
b. Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật A trong tình huống: - Thay đổi: chuyển trường, chuyển nhà sang ở địa phương khác. - Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi: + Chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới. + Tìm hiểu về ngôi trường mới. + Có những người bạn mới sau một tuần. + Quen với cách dạy của thầy cô.
|
||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Chỉ ra khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. - GV hướng dẫn HS các nhóm đưa ra những từ ngữ chỉ khả năng thích nghi của bản với sự thay đổi theo gợi ý:
- GV tiếp tục yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi: Ai tự đánh giá mình là người dễ thích nghi với sự thay đổi? Ai khó thích nghi với sự thay đổi? - GV yêu cầu HS giơ tay và đếm số lượng. - GV yêu cầu HS các nhóm: + Nhóm thích nghi tốt: Chia sẻ những tình huống mà mình dễ dàng thích nghi với sự thay đổi. + Nhóm thích nghi khó khăn: Chia sẻ những tình huống mà mình khó thích nghi với sự thay đổi và kết quả. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm phát biểu, tổng hợp khả năng thích nghi của HS với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống theo bảng mẫu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự rèn luyện sẽ giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực. Vậy nên, các em cần rèn luyện thường xuyên để có thể thích ứng tốt hơn. Những hoạt động tiếp theo cũng sẽ hỗ trợ cho các em có được khả năng thích ứng với sự thay đổi. - GV chuyển sang nội dung mới. |
c. Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống Bảng khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).
|
||||||||||||||||||
BẢNG VÍ DỤ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN VỚI SỰ THAY ĐỔI
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống để có thể thích ứng với điều kiện thay đổi.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS trình bày trình bày được cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống theo các nội dung:
- Chia sẻ những căng thẳng và áp lực mà em thường gặp.
- Mô tả những biểu hiện của sự căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Xác định nguyên nhân của những căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Chia sẻ những tình huống mà bản thân đã ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực trong cuộc sống và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
=> Xem toàn bộ Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án HĐTN 9 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án chủ đề 1: Tự tạo động lực và HĐTN 9 bản 1 chân trời sáng tạo, giáo án HĐTN 9 bản 1 CTST chủ đề 1: Tự tạo động lực và
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác