Soạn giáo án điện tử Tin học 3 Chân trời bài 3: Máy tính- Những người bạn mới
Giáo án powerpoint Tin học 3 Chân trời sáng tạo mới bài bài 3: Máy tính- Những người bạn mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
BÀI 3: MÁY TÍNH - NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI (Tiết 1)
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khởi động
- Khám phá
- Luyện tập
- Vận dụng
KHỞI ĐỘNG
- Em đã từng sử dụng (hoặc nhìn thấy người thân sử dụng) máy tính nào trong các máy tính ở Hình 1 trong SGK?
- Theo em, mỗi máy tính đang ở bên ngoài có hình dạng giống với các máy tính trong ngôi nhà nào nhất? Chúng có hình dạng giống nhau như thế nào?
KHÁM PHÁ
- Một số máy tính thông dụng
Có mấy loại máy tính thông dụng mà em biết? Đó là những loại nào?
Có 4 loại:
- Máy tính để bàn
- Máy tính xách tay
- Máy tính bảng
- Điện thoại thông minh
Chia lớp thành 4 nhóm và trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1:
- Máy tính ở Hình 2 trong SGK tên là gì?
- Gồm các bộ phận nào?
- Các bộ phận được kết nối với nhau bằng gì?
- Máy tính này thường được để ở đâu?
Nhóm 2:
- Máy tính ở Hình 3 trong SGK tên là gì?
- Gồm các bộ phận nào?
- Bàn phím, vùng chuột cảm ứng được gắn liền với bộ phận nào?
- So với máy tính để bàn thì máy tính xách tay nặng hay nhẹ hơn? Nhỏ hơn hay lớn hơn?
Nhóm 3:
- Máy tính ở Hình 4 tên là gì? Gồm các bộ phận nào?
- So với máy tính xách tay thì kích thước của máy tính bảng như thế nào?
- Trông máy tính ở hình 4 giống vật gì?
- Màn hình được gắn với bộ phận nào?
- Sử dụng màn hình cảm ứng như thế nào? Sử dụng bàn phím ảo như thế nào?
Nhóm 4
- Máy tính ở Hình 5 trong SGK tên là gì? Gồm các bộ phận nào?
- So với máy tính bảng thì máy tính ở hình 5 có kích thước nhỏ hơn hay lớn hơn?
- Người ta điều khiển các thao tác trên máy tính ở Hình 5 bằng cách nào?
- Tên gọi: máy tính để bàn
- Các bộ phận: thân máy, màn hình, chuột, bàn phím
- Thân máy kết nối với các bộ phận khác bằng dây cáp.
- Máy tính để bàn thường được để trên bàn làm việc.
Máy tính xách tay:
- Các bộ phận: bàn phím, màn hình, vùng cảm ứng chuột, thân máy.
- Bàn phím, vùng cảm ứng chuột được gắn liền với thân máy,
- So với máy tính để bàn thì máy tính xách tay nhẹ hơn và nhỏ hơn.
Máy tính bảng :
- Các bộ phận: bàn phím ảo, màn hình cảm ứng, chuột cảm ứng và thân máy.
- Máy tính bảng nhỏ hơn máy tính xách tay, giống một chiếc bảng con.
- Màn hình cảm ứng được gắn với thân máy.
- Việc điều khiển được thực hiện bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào biểu tượng, gõ phím trên màn hình.
Điện thoại thông minh
- Các bộ phận: giống với máy tính bảng.
- So với máy tính bảng thì điện thoại thông minh nhỏ hơn.
- Người ta điều khiển các thao tác trên điện thoại thông minh bằng cách chạm ngón tay vào biểu tượng.
Ghi nhớ
- Máy tính có 4 thành phần cơ bản: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
- Có 4 loại máy tính thông dụng: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
- Chức năng các bộ phận cơ bản của máy tính
- a) Chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa
Đọc thông tin và quan sát Hình 6 trong SGK, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:
- Ở Hình 6a trong SGK, bộ phận nào của máy tính được sử dụng để gõ nội dung thư? Nội dung thư được hiển thị ở bộ phận nào của máy tính?
- Ở Hình 6b trong SGK, bộ phận nào của máy tính được sử dụng để ra lệnh cho máy tính thực hiện bài hát? Thiết bị nào phát ra âm thanh bài hát?
- Khi sử dụng máy tính để viết thư, bàn phím của máy tính được sử dụng để gõ nội dung thư. Nội dung thư được hiển thị ở màn hình của máy tính.
- Chuột máy tính được sử dụng để ra lệnh cho máy tính thực hiện bài hát. Loa máy tính phát ra âm thanh bài hát.
Đọc thông tin trong SGK trang 13 và trả lời câu hỏi:
Chức năng của bàn phím và chuột là gì? Chúng được gọi là thiết bị gì?
Chức năng của màn hình và loa là gì? Chúng được gọi là thiết bị gì?
- Chức năng của bàn phím và chuột là tiếp nhận thông tin vào của máy tính. Chúng được gọi là thiết bị vào.
- Chức năng của màn hình và loa là đưa thông tin ra. Chúng được gọi là thiết bị ra.
Quan sát Hình 7, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
Bộ phận nào của máy tính xách tay được người dùng sử dụng để nhập phép tính 7 + 5? Kết quả được hiển thị ở bộ phận nào của máy tính?
- Bàn phím được sử dụng để nhập phép tính 7 + 5.
- Kết quả của phép tính được hiển thị ở màn hình.
Ghi nhớ
- Bàn phím, chuột là bộ phận tiếp nhận thông tin vào máy tính (thiết bị vào).
- Màn hình, loa là bộ phận đưa thông tin ra của máy tính (thiết bị ra).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học trong bài
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Đọc trước mục 2b phần Khám phá và các phần Luyện tập, Vận dụng
BÀI 3: MÁY TÍNH - NHỮNG NGƯỜI BẠN MỚI (Tiết 2)
- Chức năng các bộ phận cơ bản của máy tính
b) Chức năng của màn hình cảm ứng
Thảo luận nhóm, quan sát Hình 8, 9 và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1.
Ghi nhớ
Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh, máy tính bảng vừa có chức năng tiếp nhận thông tin vào, vừa có chức năng tiếp nhận thông tin ra.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Em hãy phân loại các máy tính ở Hình 10.
Bài tập 2. Trong các bộ phận sau đây của máy tính, bộ phận nào thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin vào? Bộ phận nào thực hiện chức năng đưa thông tin ra?
- Loa B. Màn hình C. Chuột
- Màn hình E. Màn hình cảm ứng
Bài tập 3: Hãy chỉ ra thiết bị vào, thiết bị ra của các máy tính ở Hình 11.
Hình 11a, 11b: màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh và máy tính bảng vừa là thiết bị vào, vừa là thiết bị ra.
- Hình 11c: bàn phím, vùng cảm ứng chuột của máy tính xách tay là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
- Hình 11d: bàn phím, chuột của máy tính để bàn là thiết bị vào; màn hình và loa là thiết bị ra.
VẬN DỤNG
Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”
- Chia lớp thành các nhóm (3 - 4 HS).
- Quan sát các hình ảnh sau và sắp xếp bộ phận với từng loại máy tính phù hợp. Sau đó, phân loại thiết bị vào và thiết bị ra.
- Nhóm nào xếp đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn tập nội dung Bài 3
Đọc và chuẩn bị trước Bài 4: Làm việc với máy tính
HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT HỌC SAU!
Giáo án điện tử Tin học 3 Chân trời, giáo án powerpoint Tin học 3 chân trời bài 3: Máy tính- Những người bạn mới, bài giảng điện tử Tin học 3 CTST
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác