Soạn giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 3: Bảo hiểm

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 3: Bảo hiểm. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 kết nối này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Các em hãy kể về một số loại hình bảo hiểm mà bản thân em hoặc gia đình đã, đang tham gia và lợi ích từ việc tham gia đó.

Loại hình bảo hiểmÝ nghĩa đối với người Việt Nam
Bảo hiểm y tế
  • Chăm sóc sức khỏe toàn diện.
  • Tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.
Bảo hiểm xã hội
  • Cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người lao động khi về hưu.
  • Hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Bảo hiểm nhân thọ
  • Cung cấp khoản tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người tham gia qua đời.
  • Tích lũy tài chính cho các mục tiêu dài hạn.
Bảo hiểm tài sản
  • Bảo vệ tài sản của người tham gia trước những rủi ro.
  • Khôi phục hoặc thay thế tài sản bị hư hỏng hoặc mất mát.
Bảo hiểm thất nghiệp
  • Trợ cấp thất nghiệp, giảm bớt gánh nặng tài chính trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.

 CHỦ ĐỀ 3: 

BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

BÀI 3: BẢO HIỂM

NỘI DUNG BÀI HỌC

01

KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM

LÀM VIỆC NHÓM ĐÔI: Các nhóm hãy đọc Trường hợp và mục Em có biết (SGK – tr.29), thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp

Doanh nghiệp Y có nhà xưởng tại một vùng ngoại ô, có nhiều máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu để sản xuất quần áo. Doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nhưng không tham gia bảo hiểm về cháy, nổ.

EM CÓ BIẾT? 

Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 – 9 – 2023 của Chính phủ: Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (trích) 

Chương II: Quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Điều 23. Đối tượng bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hoá, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

CÂU HỎI

Qua trường hợp trên, em hãy cho biết doanh nghiệp Y đã thực hiện đúng hay chưa đúng trách nhiệm tham gia các loại hình bảo hiểm. Vì sao? 

Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ thì doanh nghiệp Y có được công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục không? Vì sao?

Hướng dẫn thực hiện

  • Doanh nghiệp Y đã:

 

Thực hiện đúng khi tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Thực hiện chưa đúng trách nhiệm của doanh nghiệp khi chưa tham gia bảo hiểm cháy, nổ.

  • Vì: theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 6-9-2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thì Doanh nghiệp Y bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy, nổ.
  • Nếu xảy ra sự cố cháy, nổ thì Doanh nghiệp Y không được công ty bảo hiểm hỗ trợ khắc phục vì không tham gia bảo hiểm về cháy, nổ.

 

Mời các em xem video sau để có cái nhìn khái quát về bảo hiểm

Sau khi xem video ở trên xong, các em hãy rút ra kết luận và trả lời câu hỏi:

Bảo hiểm là gì? Em hãy giải thích sự cần thiết của bảo hiểm đối với con người.

KHÁI NIỆM 

Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ đóng phí bảo hiểm cho bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm.

Sự cần thiết của bảo hiểm: 

Người tham gia được bồi thường, chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra.

02

TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM

LÀM VIỆC THEO CẶP: Các nhóm hãy đọc Thông tin (SGK – tr.27,28), thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: 

Dựa vào các nội dung trên, em hãy vẽ sơ đồ về các loại hình bảo hiểm thường có ở Việt Nam hiện nay.

Một số loại hình bảo hiểm

……….

Cả lớp hãy xem và quan sát một số hình ảnh/ video để biết thêm về một số loại hình bảo hiểm, sau đó rút ra kết luận về một số loại hình bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm tài sản

Video về các loại hình bảo hiểm

KẾT LUẬN: MỘT SỐ LOẠI HÌNH BẢO HIỂM LÀ

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối bài 3: Bảo hiểm, Giáo án điện tử bài 3: Bảo hiểm Kinh tế pháp luật 12 kết nối, Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 12 KNTT bài 3: Bảo hiểm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác